Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG rào cản PHI THUẾ QUAN NHẬT bản đối với THỦY sản XUẤT KHẨU VIỆT NAM (Trang 29)

Bản.

1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.

Từ những ngày đầu tiên phát triển ngành thủy sản xuất khẩu, Nhật Bản giữ vị trí là thị trường truyền thống và bền vững của Việt Nam. So với hai thị trường rộng lớn như Mỹ và EU, tại Nhật Bản,các doanh nghiệp Việt Nam ta cũng đã thiết lập được mối quan hệ với khác nhiều bạn hàng nhờ không ngừng đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm, tiếp xúc với các bạn hàng trên thị trường này.

Trong giai đoạn 1960 – 1970, xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Nhật Bản chiếm tới 70 – 75% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Trong giai đoạn 1980 – 1990, Việt Nam đã từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu nên thị phần xuất khẩu thủy sang Nhật Bản chiếm khoảng 50-60%. Cuối thập niên 90, con số này giảm còn 40 – 45%. Tới giai đoạn 2000 – 2014, xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Nhật Bản giảm còn khoảng 17 - 25% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Đây được đánh giá là con số tương đối hợp lý đối với cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

KNXK thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản (triệu USD) Tỷ trọng so với tổng KNXK thủy sản của Việt Nam (%) Tăng trưởng so với năm trước (%)

2017 1.245 15 18.93

2018 1.386 15.8 4.86

2019 1.460 17.1 5.82

2020 1.412 16.8 -12

Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Theo VASEP, trong 4 tháng đầu năm 2021, bất chấp dịch bệnh, kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam – Nhật Bản đạt 16 tỷ USD, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm trước, cơ cấu hàng hóa xuất, nhập khẩu giữa hai quốc gia mang tính bổ sung. Nhật Bản có nhu cầu lớn về nông, lâm, thủy sản, hàng tiêu dùng, trong khi Việt Nam có lợi thế lớn về sản xuất các mặt hàng này. Việt Nam và Nhật Bản đang là thành viên của 3 hiệp định thương mại tự do nên có nhiều cơ hội giao thương cho doanh nghiệp, nhất là triển vọng hợp tác cùng gia nhập chuỗi cung ứng khu vực và thế giới.

2. Cơ cấu xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Nhật Bản.

Về cơ cấu xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Nhật Bản trong giai đoạn từ 2016-2021 đạt giá trị rất lớn. Nhật Bản là nước nhập khẩu nhiều nhất nhuyễn thể chế biến của Việt Nam. Hai nhóm sản phẩm được Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản nhiều nhất là tôm và mực.

 Nhóm sản phẩm tôm (chủ yếu là tôm đông lạnh).

Nhật Bản là nước nhập khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm khoảng 14% tổng giá trị nhập khẩu tôm của thế giới trong những năm gần đây. Trung bình mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 2,5 tỷ USD tôm. Năm 2018, NK tôm vào Nhật Bản đạt 2,35 tỷ USD, giảm 7,1% so với năm 2017. Trong 6 nhà cung cấp tôm chính cho Nhật Bản, NK tôm từ Thái Lan và Indonesia tăng nhẹ trong khi NK từ Việt Nam, Ấn Độ, Argentina, Trung Quốc giảm so với đến năm 2017.

Việt Nam đến giờ vẫn là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản, chiếm 25,6% tổng giá trị NK tôm vào nước này. Thái Lan đứng thứ hai với 18%, tiếp theo là Indonesia với 14,9% và Ấn Độ với 14%. Giá nhập khẩu tôm bình quân của Việt Nam cao nhất (11,3 USD / kg) trong top các nhà cung cấp chính nên Việt Nam phải cạnh tranh về giá với các nhà cung cấp khác tại thị trường này (Indonesia 11 USD / kg; Thái Lan 11 USD / kg; Ấn Độ 9,2 USD / kg; Argentina 9,6 USD / kg; Trung Quốc 8 USD / kg).

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm sang Nhật Bản bắt đầu phục hồi từ tháng 8/2016 và tăng trưởng liên tục đến tháng 3/2017. Nếu như cả năm 2016, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản chỉ tăng 2,7% thì 3 tháng đầu năm nay, tỷ lệ tăng trưởng đạt 29,6%, giá trị xuất khẩu đạt 135,4 triệu USD.

Theo VASEP, thị trường Nhật Bản gia tăng nhập khẩu tôm là do người tiêu dùng nước này có xu hướng chuyển đổi sang tiêu dùng các mặt hàng thủy sản rẻ, giá cả phải chăng hơn các loại hải sản khác như cá ngừ, cá hồi và mực. Ở phân khúc thị trường cao cấp, nhu cầu đối với các loại tôm sú biển, tôm nuôi còn đầu... cũng được cải thiện. Ngoài ra, nhu cầu của Nhật Bản tăng do đồng Yên tăng giá cũng thu hút DN tôm chuyển sang thị trường này.

Theo phân tích của VASEP, dù giá trung bình của tôm Việt Nam sang Nhật là 12 USD/kg khá cao song do chất lượng tôm Việt Nam được cải thiện, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ở Nhật Bản nên thị trường này vẫn lựa chọn sản phẩm của Việt Nam. Đặc biệt, các chương trình thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng giúp xuất khẩu tôm sang Nhật thuận lợi hơn. Tuy nhiên, VASEP cũng khuyến cáo các DN xuất khẩu tôm vào Nhật Bản phải đặc biệt lưu ý về việc giữ uy tín, chất lượng sản phẩm.

Về phía các DN, hầu hết đều đánh giá dù xuất khẩu có tăng trưởng nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn, đặc biệt thiếu tôm nguyên liệu. Giám đốc Công ty TNHH MTV Chế biến thủy sản xuất khẩu Thiên Phú chia sẻ: DN đang nỗ lực

bảo đảm nguồn cung nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu bằng việc liên kết với nông dân nuôi tôm sạch, đạt tiêu chuẩn GlobalGAP với diện tích 500 ha tại Bạc Liêu. Trong liên kết này, Thiên Phú cung cấp con giống, chế phẩm sinh học với giá thấp hơn thị trường và bao tiêu 100% sản phẩm cho bà con với giá cao hơn thị trường khoảng 30.000 đồng/kg.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2018, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản đạt 639,4 triệu USD, giảm 9,2% so với năm 2017. Nhật Bản hiện là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm 18% tổng kim ngạch. giá trị xuất khẩu của tôm Việt Nam sang các thị trường.

Năm 2018, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản chỉ tăng trong tháng 1 và tháng 11, các tháng còn lại chứng kiến mức giảm so với cùng kỳ năm 2017. Giá trị XK tôm sang Nhật Bản giảm một phần do biến động của tỷ giá đồng yên và sự cạnh tranh gay gắt của các nhà cung cấp đối thủ như Ấn Độ và Thái Lan. Ấn Độ do xuất khẩu sang EU gặp khó khăn nên tăng cường xuất khẩu sang Nhật Bản.

Tôm Nobashi đông lạnh (bỏ đầu, bỏ vỏ, bỏ đuôi, duỗi thẳng) cỡ 26/30, 31/35, 41/50 có giá từ 10,2 - 11,2 USD / kg. Tôm tươi đuôi cỡ 2L, 4L, 5L, 7L có giá dao động từ 9,5-11,2 USD / kg.

Trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn giữ vững vị trí số 1 về cung cấp tôm cho Nhật Bản nhờ lợi thế so với các nguồn cung cấp khác tại thị trường Nhật Bản. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN Nhật Bản (AJCEP) có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2008 và Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nhật (VJEPA) có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2009 đã tạo điều kiện thuận lợi nhất về thuế quan đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản. Đối với AJCEP, ngay sau khi có hiệu lực vào năm 2009, mặt hàng tôm đã được hưởng thuế suất 0%. Từ ngày 14/1/2019, CPTPP chính thức có hiệu lực tại Việt Nam, do đó, tôm Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ được hưởng lợi từ Hiệp định này.

Sản phẩm tôm nấu chín có tính tiện dụng cao sẽ phát triển tốt trong thời gian tới do ngành thực phẩm ăn liền của Nhật Bản phát triển tốt trong bối cảnh số lượng người độc thân gia tăng. Để đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Nhật Bản, các doanh nghiệp nên đổi mới phương thức tiếp cận thị trường cùng với việc quảng bá thương hiệu, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Dự kiến, năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản sẽ đạt mức tăng trưởng 2 con số so với năm 2018.

Năm 2020, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn số liệu của trung tâm Thương mại Thế giới (ITC) cho biết 4 tháng đầu năm này, nhập khẩu tôm vào Nhật Bản đạt 638 triệu USD, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam đạt hơn 169,5 triệu USD, tăng 1,8%, từ Ấn Độ đạt trên 77 triệu USD, tăng 19,1%, từ Thái Lan và Indonesia giảm. Tôm Việt Nam được dự báo phải cạnh tranh nhiều hơn với tôm Ấn Độ do đầu tháng 4, Nhật Bản đã giảm tần suất lấy mẫu kiểm tra tôm sú nhập khẩu từ Ấn Độ từ 100% xuống 30%. Dù vậy, 4 tháng đầu năm, Việt Nam vẫn là nước cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản, chiếm 26,5% tổng giá trị nhập khẩu vào nước này.

Về giá, giá trung bình nhập khẩu tôm từ Việt Nam và Thái Lan cao nhất, lần lượt là 11 USD/kg và 11,25 USD/kg. Trong các nhà cung cấp chính, Việt Nam phải cạnh tranh về giá với Indonesia với 10,25 USD/kg, Ấn Độ với 8,96 USD/kg...

Theo số liệu từ cơ quan hải quan Việt Nam, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 21% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường. 4 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản đạt gần 180,5 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể thì xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tháng 1 và 3 giảm nhẹ, tháng 2 tăng mạnh 63,2%, tháng 4 tăng 19%. 2020 được đánh giá là năm thứ hai kinh tế Nhật Bản tăng trưởng thấp. GDP thực tế Nhật Bản dự kiến sẽ chỉ tăng trưởng

0,49% trong năm tài chính bắt đầu từ tháng 4. Căng thẳng thương mại với Hàn Quốc, diễn biến chính trị tại Mỹ tiếp tục tác động đến kinh tế Nhật Bản. Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng sớm nhất bởi dịch bệnh Covid-19 nên nhu cầu nhập khẩu tôm của thị trường này cũng phần nào chịu tác động. Khả năng Nhật Bản sẽ không tăng nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong đó có tôm trong năm 2020 nên dự kiến, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản sẽ không tăng trong năm 2020.

 Nhóm sản phẩm mực (mực ống, mực nang).

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Nhật Bản là nước nhập khẩu mực, bạch tuộc đứng đầu thế giới, chiếm hơn 17% tổng giá trị nhập khẩu mực, bạch tuộc của toàn thế giới. Nhập khẩu mực, bạch tuộc của Nhật Bản từ 2017 đến nay có xu hướng giảm so với giai đoạn 2013- 2016 do nguồn cung mực, bạch tuộc nguyên liệu ngày càng giảm và giá nhập khẩu tăng.

Thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế cho thấy, năm 2016, Nhật Bản đã nhập khẩu 3.777 tấn mực và bạch tuộc trong kỳ, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu các sản phẩm này lớn thứ 4 trong số 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, sau Trung Quốc, Maroc và Mauritania. Giá xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam sang Nhật Bản đạt trung bình từ 6,4 - 7,06 USD / kg trong thời gian này.

Theo Cơ quan Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam sang Nhật Bản đạt trị giá 36,32 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2016, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2016, Nhật Bản là nhà nhập khẩu mực và bạch tuộc lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm 25,5% xuất khẩu của cả nước, sau Hàn Quốc, quốc gia có lượng xuất khẩu giảm 14% trong giai đoạn này.

Năm 2019, Nhật Bản nhập khẩu 140,5 triệu USD mực, bạch tuộc từ Việt Nam, giảm 8,9% so với năm 2018. Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Nhật Bản giảm liên tục từ tháng 8 đến hết năm 2019. Trong quý IV / 2019,

mực và XK bạch tuộc sang Nhật Bản đạt 32,5 triệu USD, giảm 28% so với quý IV / 2018.

Tỷ trọng xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Nhật Bản gần tương đương. Trong cơ cấu XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Nhật Bản, mực tươi / đông lạnh (HS 03) chiếm tỷ trọng cao nhất.

Năm 2019, Nhật Bản giảm mạnh NK mực khô / nướng từ Việt Nam (59,3%) trong khi tăng nhẹ NK bạch tuộc khô / ướp muối / tươi / đông lạnh từ Việt Nam (1%).

Các mặt hàng mực, bạch tuộc chính của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản trong năm 2019 bao gồm: mực nguyên con đông lạnh, mực xé nhỏ, mực ống, mực cắt khúc, mực phi lê đông lạnh, mực nang đông lạnh, mực cắt hình nón thông, mực nang đông lạnh cắt lược, v.v.

Cùng với VJFTA, Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ đầu năm 2019 phần nào giúp xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Nhật Bản trở nên dễ dàng hơn.

Theo số liệu thống kê năm 2019, nhập khẩu mực, bạch tuộc của Nhật Bản đạt trên 406 triệu USD, tăng 13,9% so với năm 2018. Trong đó, mực và các mặt hàng chế biến từ mực được nhập khẩu nhiều nhất, chiếm 77% giá trị nhập khẩu.

Mực chế biến (HS 160554) là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất vào Nhật Bản trong tổng cơ cấu các sản phẩm mực, bạch tuộc nhập khẩu của nước này, chiếm 70%. Năm 2019, Nhật Bản tăng cường nhập khẩu mực chế biến và giảm nhập khẩu bạch tuộc chế biến. Đáng chú ý, Nhật Bản đã tăng mạnh nhập khẩu mực tươi / sống (mã HS 030749) trong năm 2019, tăng 1,73% so với năm 2018, đạt 45,3 triệu USD.

Về mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là mực chế biến, Việt Nam nằm trong top 4 nhà cung cấp lớn nhất, sau Trung Quốc, Peru và Thái Lan và đứng trước Hàn Quốc và Tây Ban Nha. Trung Quốc chiếm lĩnh thị phần trong

nhóm hàng này với 88% giá trị nhập khẩu của Nhật Bản, trong khi Việt Nam chỉ chiếm chưa đến 2%.

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), Nhật Bản hiện đang là thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc đơn lẻ lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 21%.

Hình 3: Số liệu xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Nhật Bản. Nguồn: VASEP

Cụ thể, theo ITC, nhập khẩu mực, bạch tuộc của Nhật Bản đạt hơn 25 nghìn tấn, tương đương 154 triệu USD, tăng 1% về khối lượng và giảm 10% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Nhập khẩu mực, bạch tuộc của Nhật Bản từ các nguồn cung chính đều giảm về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản, thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ hai của Việt Nam - Nhật Bản, chiếm gần 22% tổng kim ngạch nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang các thị trường. Trong tháng 1/2020, do trùng với Tết Dương lịch nên xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Nhật Bản giảm mạnh 51,2% so với tháng 1/2019, đạt gần 8 triệu USD và giảm 18,8% so với tháng 12/2019.

Việt Nam hiện đang là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn thứ 2 cho Nhật Bản, sau Trung Quốc, chiếm 11% tổng giá trị nhập khẩu của nước này. Trong

khi nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam tăng, nhập khẩu từ Nga, Thái Lan và Mauritania giảm.

Biểu hiện, sau khi tăng trưởng trong tháng đầu năm, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường này đã giảm liên tục trong tháng 2 và 3, do đó tổng giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường này trong quý I/2021 giảm 17% so với cùng kỳ năm 2020, đạt hơn 24 triệu USD.

Giá trị xuất khẩu mực đang chiếm tỷ trọng lớn hơn (59%) trong tổng xuất khẩu mực, bạch tuộc sang nước này. Xuất khẩu mực khô/nướng (HS 03) của Việt Nam sang Nhật Bản trong 3 tháng đầu năm tiếp tục có tốc độ tăng trưởng dương ấn tượng 512% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam hiện chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản các sản phẩm như mực ống cắt lát đông lạnh, mực cắt trái thông, mực nang philê đông lạnh, mực nút động lạnh….

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG rào cản PHI THUẾ QUAN NHẬT bản đối với THỦY sản XUẤT KHẨU VIỆT NAM (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w