- Khoa học cơ bản (tự nhiên xã hội)
3.5. Tổ chức biên soạn giáo trình, bài giảng, biên dịch tài liệu phục vụ đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ
tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ
Học liệu là yếu tố quan trọng trong tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ. Trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo ngành giáo dục - đào tạo tập trung hoàn thiện và đổi mới chương trình giáo dục từ phổ thông cho đến đại học và sau đại học theo định hướng loại bỏ những nội dung lạc hậu, cập nhật những nội dung hiện đại, từng bước đưa nội dung giáo dục - đào tạo phù hợp với thực tiễn hiện nay và tiến kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Đối với giáo dục đại học, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã tổ chức xây dựng chương trình khung cho bậc đại học. Tuy vậy, còn nhiều trường đại học chưa đổi mới kịp chương trình đào tạo; giáo trình và tài liệu tham khảo còn nghèo nàn và lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo đa dạng nguồn nhân lực, chưa đảm bảo, thậm chí làm hạn chế yêu cầu liên thông trong đào tạo và hội nhập quốc tế. Chưa tạo đủ điều kiện cần thiết cho việc tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên. Với thực tế biến đổi rất nhanh của khoa hcoj công nghệ, tri thưc skhoa học, việc xây dựng học liệu đáp ứng yêu cầu đào tạo là yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi các cơ sở đào tạo cần quan tâm và đầu tư đúng mức đảm bảo cho việc tổ chức đào tạo đạt mục tiêu. Việc biên soạn giáo trình tài liệu cần đặt ra ở cấp nhà trường và cấp khoa đào tạo.
Thảo luận các nội dung sau:
- Yêu cầu về giáo trình, tài liệu trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ? - Cách thức xây dựng giáo trình, tài liệu?
- Nguồn lực đầu tư cho xây dựng giáo trình, tài liệu?
- Nguồn lực đầu tư cho xây dựng giáo trình, tài liệu? 2. Nêu đặc điểm của quy trình đào tạo theo học chế tín chỉ.