Yếu tố môi trường cần quan tâm

Một phần của tài liệu Luận văn kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển sản xuất giống và nuôi cá chẽm (lates calcarifer) (Trang 33 - 34)

Độ sâu: Lồng nuôi phải được đặt ở nơi có độ sâu thích hợp để tối đa hóa sự trao đổi nước và giữ khoảng các an toàn với đáy biển. Với lồng nổi, có thành lưới sâu 5 m, cần độ sâu khi thủy triều thấp nhất tối thiểu 8 m. Lồng có thể đánh chìm với độ cao sóng khoảng 10 m, thì cần độ sâu tối thiểu 25 m.

Sóng và gió: Tránh các khu vực bị sóng to, bão mạnh. Tốc độ gió vừa phải có thể phù hợp vì giúp xáo trộn luân chuyển và thay mới nước. Vận tốc gió phù hợp 10 hải lý/h, chiều cao sóng tối đa < 2 m.

Dòng chảy: Dòng chảy liên tục tạo thuận lợi hòa tan ôxy, loại bỏ chất thải trong lồng nuôi. Dòng chảy quá mạnh có thể làm biến dạng, giảm thể tích lồng và ảnh hưởng tới không gian sống của cá. Lưu tốc nước từ 0,2 – 0,6 m/s là

Sức tải môi trường: Một sự cân nhắc quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm là sức tải môi trường, đó là mức sản xuất tối đa của một trại nuôi được kỳ vọng và có thể duy trì trong thời gian dài.

Nhiệt độ: Nhiệt độ nước tăng làm tăng tỷ lệ trao đổi chất, tăng tiêu thụ ôxy

cũng như tăng quá trình sản sinh ra NH3 và CO 2. Vùng nhiệt đới, nhiệt độ

nước từ 25 – 320C được coi là phù hợp cho nuôi cá biển.

Độ mặn: Liên quan chủ yếu đến việc kiểm soát áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng đến sự cân bằng ion của cơ thể sinh vật. Khoảng độ mặn từ 15 – 35 ppt phù hợp với đa số loài nuôi. Ôxy hòa tan: Ôxy thấp một số hoạt động như dinh dưỡng, chuyển hóa thức ăn, tăng trưởng, sức khỏe và sinh sản có thể bị ảnh hưởng bất lợi. Do đó, khi lựa chọn địa điểm cần có điều kiện ôxy đầy đủ rất quan trọng, ôxy phù hợp từ 4 – 9 mg/L.

Độ pH: Quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng xấu tới môi trường và cá nuôi, ảnh hưởng đến độc tính của một số chất như amoniac và kim loại nặng. Độ pH của biển nước thường dao động từ 7,5 – 8,5.

Độ trong: Có thể là kết quả từ các hạt keo đất sét, keo của chất hữu cơ hay chất hữu cơ hòa tan, hoặc sinh vật phù du. Độ trong Secchi > 3 m phù hợp cho vị trí đặt lồng nuôi.

Ammonia(NH4+): Do sự phân hủy thức ăn dư thừa và các mảnh vụn hữu cơ ở đáy lồng, có thể ảnh hưởng đến cá nuôi. Nước thải và ô nhiễm công nghiệp là

nguyên nhân chính gây ra hàm lượng cao của Ammonia. (NH4+) phù hợp cho

nuôi cá biển < 0,2 mg/L.

Photpho hòa tan (PO43 -): Là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thực vật thủy sinh. Tuy nhiên, nồng độ quá cao có thể gây ra sự nở hoa của tảo

(thủy triều đỏ). PO43- phù hợp cho nuôi cá biển < 0,1 mg/L.

Tảo nở hoa: Tảo biển có thể giải phóng chất độc vào trong nước gây stress hoặc chết cá. Ở nơi phong phú về thành phần loài tảo thì ở đó có tiềm ẩn những mối nguy hiểm, làm giảm sự thâm nhập ánh sáng vào nguồn nước, làm giảm quang hợp và gây thiếu ôxy hòa tan.

Kim loại nặng: Tránh xây dựng trại nuôi gần các khu công nghiệp hoặc bất kỳ các nguồn xả thải nào nếu có. Sự độc hại của kim loại nặng có liên quan đến dạng ion hòa tan của kim loại chứ không phải là dạng tổng lượng kim loại nặng. Ví dụ: Hg, Pb, Cu…

Một phần của tài liệu Luận văn kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển sản xuất giống và nuôi cá chẽm (lates calcarifer) (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w