Tham gia hợp tác toàn diện với Ngân hàng thế giới trên tất cả các mặt hoạt động khác nhau

Một phần của tài liệu Vai trò của ngân hàng thế giới đối với các nước đang phát triển và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 34 - 37)

hoạt động khác nhau

Hoạt động của WB bao gồm hai nghiệp vụ cơ bản: nghiệp vụ cho vay và nghiệp vụ phi cho vay. Hai hoạt động này không đối lập nhau mà bổ sung cho nhau. Kinh nghiệm ở các nước trong quan hệ hợp tác với WB chỉ ra rằng, những quốc gia có kết quả thành công trong các dự án cho vay là những quốc gia có nền tảng phân tích ngành và phân tích chính sách và chia sẻ thông tin tốt. Những kết quả phân tích và hỗ trợ kỹ thuật này sẽ là nên tảng để WB xây dựng chiến lược hỗ trợ quốc gia và thiết kế dự án phù hợp với từng điều kiện quốc gia khách hàng.

Với kinh nghiệm hoạt động nhiều năm tại nhiều quốc gia đang phát triển, WB

tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu, những kinh nghiệm đó có thể chia sẻ với Việt Nam trong công cuộc đổi mới như là tư vấn chính sách, nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác thiết kế và quản lý dự án… Việt Nam hiện đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, kinh nghiệm quản lý và điều tiết trong nền kinh tế thị trường chưa nhiều. Do đó, việc học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia và các tổ chức khác trong đó có WB là rất cần thiết đặc biệt đối với việc cải cách hệ thống tài chính và ngân hàng ở nước ta hiện nay- một việc làm vừa cấp thiết, vừa mới mẻ và đầy khó khăn của Việt Nam.

Từ khi thiết lập lại quan hệ giữa WB và Việt Nam năm 1993, quan hệ giữa WB và Việt Nam đã thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng đến phát triển y tế, giáo dục và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng. Các hoạt động tài chính và hỗ trợ kỹ thuật đã đem lại kết quả tốt, được WB đánh giá cao nỗ lực hợp tác của Việt Nam và hiện nay Việt Nam là quốc gia nhận được vốn hỗ trợ phát triển từ quỹ IDA lớn thứ ba trong các quốc gia đang phát triển. Để phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa trong việc thiết lập quan hệ toàn diện trên nhiều mặt hoạt động khác nhau dưới những hình thức đa dạng và phong phú.

3.3.2. Thực hiện cải cách một số lĩnh vực trọng yếu trong nền kinh tế hiện nay

Thực hiện cải cách trong nền kinh tế được thực hiện ở nhiều nội dung khác nhau trong đó nổi cộm một số vấn đề cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách hệ thống tài chính ngân hàng, cải cách thủ tục hành chính. Những lĩnh vực này cũng chính là những điều kiện mà WB đặt ra thúc giục Việt Nam thực hiện cải cách mạnh mẽ hơn nữa trong khuôn khổ tín dụng hỗ trợ giảm nghèo. Những lĩnh vực này cần cải cách bằng những giải pháp sau:

- Sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước hiện có, cần có những biện pháp mạnh để xoá sổ những doanh nghiệp nhà nước quy mô nhỏ, không nắm giữ vị trí then chốt, thua lỗ kéo dài; triệt để xoá bỏ sự bao cấp và những ưu đãi của nhà nước, áp đặt kỷ luật thị trường đối với các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động; ngăn

chặn xu hướng xuất hiện thêm những doanh nghiệp nhà nước mới trong những lĩnh vực không then chốt.

- Lành mạnh hoá khu vực tài chính ngân hàng: cụ thể là tập trung chỉ đạo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp, các ngành, các khu vực; cần hoàn thiện luật pháp và xử lý kiên quyết hơn tình trạng nợ khó đòi trong cả khu vực kinh doanh lẫn đời sống để lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế và các quan hệ dân sự xã hội; triệt để tiết kiệm chống lãng phí, đề cao kỷ luật tài chính, thực hiện nghiêm túc các chế độ kế toán thống kê, kiểm toán, công khai hoá tài chính trong nền kinh tế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ở các lĩnh vực kinh tế, kiên quyết đẩy lên một bước các hoạt động chống lãng

phí. Đối với ngành ngân hàng: Cần sớm phát hiện và cho đóng cửa các tổ chức tín dụng và các ngân hàng có vấn đề về tài chính; xúc tiến cơ cấu lại các ngân hàng thương mại, có biện pháp dứt khoát như sáp nhập hay giải thể các ngân hàng nhỏ, hoạt động yếu kém và thua lỗ; giảm bớt bảo lãnh dễ dãi của Ngân hàng nhà nước dành cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém nhằm ngăn chặn tổn thất lớn về tài chính có thể xảy ra; Chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng để giảm tối đa mức nợ quá hạn, nợ đọng và nợ khó đòi.

- Rà soát lại hệ thống luật pháp và chính sách, huỷ bỏ những chính sách cản trở tự do kinh doanh và phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế đặc biệt là sự phân biệt trong cơ hội tiếp cận nguồn lực đầu vào đặc biệt là đất đai, tín dụng. Xây dựng những văn bản pháp luật mới phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi cao. Đặc biệt chú ý đến việc ban hành các văn bản dưới luật bao gồm các nghị định và những thông tư hướng dẫn thực hiện để đưa luật vào thực tiễn cuộc sống.

- Thực hiện cải cách hành chính đi liền với đổi mới hệ thống chính trị, chống tham nhũng. Việc thực hiện cải cách hành chính ở nước ta trong thời gian qua tiến hành chậm chạp một phần là do năng lực cán bộ yếu kém song một phần không nhỏ là thủ tục hành chính phức tạp đó đem lại lợi ích cho một số cán bộ, cá nhân và điều này đã khiến cho họ không quyết tâm thực hiện cải cách. Vì vậy, trong thời gian tới, để tăng cường thực hiện

cải cách hành chính, cần phát huy quyềndân chủ cơ sở, xử lý nghiêm minh những cán bộ gây sách nhiễu, phiền hà và tham nhũng.

Một phần của tài liệu Vai trò của ngân hàng thế giới đối với các nước đang phát triển và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 34 - 37)