Nguồn nhân lực trong ngành vận tải biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động vận tải biển của tổng công ty hàng hải việt nam VIMC (Trang 25 - 27)

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.5. Nguồn nhân lực trong ngành vận tải biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

VIMC.

Hoạt động trong suốt 26 năm, nên hoạt động xã hội luôn được Tổng công ty tích cực thực hiện để nâng cao giá trị công ty, xây dựng hình ảnh mang tính vì cộng đồng... Tiêu biểu là tình hình dịch bệnh trong ngành vận tải biển công ty đã dùng những lợi thế như

Với thế mạnh đội tàu vận tải biển; các cảng biển trải dài trên phạm vi toàn quốc; các doanh nghiệp logistics với hệ thống kho bãi, xe vận tải... VIMC thông báo sẽ hỗ trợ dịch vụ vận chuyển miễn phí đối với tất cả hàng hóa, trang thiết bị, vật tư phục vụ phòng chống dịch, các hàng hóa là vật tư, nhu yếu phẩm, thực phẩm của các địa phương, tổ chức và doanh nghiệp quyên góp, ủng hộ với các tỉnh, thành phố phía Nam đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, thực hiện giãn cách xã hội.

Hàng hóa, trang thiết bị, vật tư, nhu yếu phẩm sẽ được thu gom, đóng gói (container) tại các cảng biển của VIMC (gồm: Cảng Hải Phòng, Nghệ Tĩnh, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Cam Ranh), được vận chuyển bằng tàu biển và hệ thống xe vận tải của Tổng công ty đến địa điểm nhận hàng tại Cảng Tân Thuận, TP.HCM.

3.5. Nguồn nhân lực trong ngành vận tải biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Nam.

Mục tiêu nhân sự

Đối với ngành vận tải biển, nhân lực là cực kì quan trọng, sự đòi hỏi cao về trình độ

và kinh nghiệm làm việc luôn là hàng đầu đối với ngành.

Đội ngũ sỹ quan và thuyền viên là nhân lực cốt yếu đối với vận tải biển tại VIMC. Tuy nhiên, thì hiện nay nhân lực ngành vận tải biển được cho là thiếu trầm trọng.

Mục tiêu về nhân sự của tổng công ty VIMC liên quan đến quá trình tuyển chọn nhân sự cho nhân viên công ty. Quá trình tuyển chọn nhân sự với những tiêu chí chuẩn hiện được công ty xây dựng rõ ràng, kỹ lưỡng chủ yếu là về kinh nghiệm làm việc nhằm xây dựng một đội ngũ nhân viên vận tải biển chuyên nghiệp, hỗ trợ xây dựng và phát triển ngành vận tải biển Việt Nam.

3.6. Kế hoạch phát triển trong tương lai và định hướng đến năm 2030 của ngành vận tải biển- Tổng công ty Hàng hải Việt Nam- VIMC.

- Chuyển hướng kinh doanh và tập trung vào phân khúc thị trường sinh lời như vận tải nội địa hoặc thị trường mang lại hoạt động ổn định và phát triển bền vững cho doanh nghiệp như thực hiện các Dự án COA.

- Mở rộng hoạt động trên các tuyến liner trong khu vực; đáp ứng yêu cầu cho các tàu mẹ vào cảng trung chuyển khu vực Cái Mép – Thị Vải và đến các trung tâm trung chuyển khác trong khu vực.

- Phát triển thị trường có tiềm năng như: vận tải bằng xà lan khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vận tải Ro-Ro (góp phần giảm tải cho Quốc lộ 1 theo chủ trương của Bộ Giao thông vận tải do hạ tầng giao thông đường bộ bị quá tải, gây nên tình trạng ách tắc và đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng, các xe chở container, làm tăng lựa chọn cho người có nhu cầu vận chuyển).

27

CHƯƠNG 4:

NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI BIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM- VIMC.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động vận tải biển của tổng công ty hàng hải việt nam VIMC (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)