Chọn phương thức làm nóng:

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống bảo quản và hâm nóng bánh mì cho máy bán bánh mì tự động (Trang 25 - 27)

a. Lò vi sóng:

Nguyên lý hoạt động:

Sóng viba được tạo ra từ một bộ dao động điện từ và được khuếch đại nhờ magnetron hoạt động như một đèn điện tử 3 cực. Năng lượng (sóng viba) từ đèn phát (magnetron) được phân tán đều đặn nhờ sự phản chiếu của sóng lên thành lò. Thức ăn được đốt nóng bởi các phân tử nước.Trong một điện từ trường mạnh, phân tử nước hướng theo chiều các đường sức. Dưới tác dụng của điện từ trường, các nguyên tử hydro và oxy thay đổi cực 2,45 tỉ lần trong một giây. Sự cọ xát giữa các phân tử nước với nhau tạo ra nhiệt. Nước trong thức ăn được đốt nóng nhanh chóng và truyền năng lượng cho các thành phần khác của thức ăn, do đó toàn bộ thức ăn được đốt nóng.Sự đốt nóng chia ra làm hai giai đoạn:

+ Nước chứa trong thức ăn được hâm nóng bằng các sóng cực ngắn. + Nước nóng sẽ truyền nhiệt cho các phần khác của thức ăn.

26

Hình 2.2.1. Sơ đồ mạch điện lò vi sóng

Các bộ phận chính của lò vi sóng:

Biến áp lò vi sóng (High – voltage transformer) :Điện áp thứ cấp của biến áp này khoảng trên 2000V. Cuộn dây thứ cấp được nắn bằng 1 diode cao áp để biến thành điện DC sau đó mới qua 1 tụ điện (HV capacitor). Tụ này có trị số khoảng 1mF điện áp khoảng 2000V. Sau đó mới đến đèn phát sóng cao tần. Đèn phát sóng (Magnetron): gồm một hình trụ rỗng bằng kim loại, bên ngoài là cực dương (anốt), phía trong người ta đặt những khoang cộng hưởng (cavity resonance). Để làm tăng tần số từ 50 Hz đến 2450 Hz, người ta dùng một bộ dao động mà bộ phận thiết yếu là mạch cộng hưởng song song. Mỗi khoang cộng hưởng tương đương như một mạch cộng hưởng song song.Ở giữa trụ rỗng là âm cực (catốt) trong đó có một dây để đốt nóng (filament).Bên trong magnetron là chân không, giữa điện cực âm và dương người ta dùng hiệu điện thế khoảng 2300 volt để tạo từ trường. Từ trường này làm di chuyển các electron từ cực âm sang cực dương. Để tạo ra và giữ cho các dao động ở tần số cao, các điện từ phải di động theo đường xoắn ốc trước các khoang cộng hưởng. Đường đi này có được là nhờ một từ trường tạo bởi thanh nam châm mà đường sức của nó thẳng góc với điện trường E.

Mạch điện lò vi sóng:Mạch điều khiển lò vi sóng tương đối đơn giản, chủ yếu dùng để điều khiển hoạt động đóng ngắt của lò và điều chỉnh vòng quay của quạt tản nhiệt cũng như một số thiết bị khác trong lò vi sóng.

Nghiên cứu chế tạo lò vi sóng:

Tụ cao áp Đèn phát sóng Nguồn 220VC Biến áp cao tần Nguồn 2000VAC Diode

27

Sau khi tìm hiểu và nắm rõ nguyên lý hoạt động của lò vi sóng, nhóm bắt tay vào việc thiết kế. Yêu cầu kỹ thuật đối với lò vi sóng mà nhóm đưa ra như sau: + Chỉ giữ lại các phần quan trọng như: biến áp, tụ điện, đèn phát sóng và mạch điều khiển. Lược bỏ những phần không quan trọng động cơ quay dĩa thủy tinh, núm điều khiển công suất, thời gian….

+ Khoang lò phải đảm bảo kín để sóng không lọt ra ngoài, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

+ Đảm bảo được sóng phản xạ đều bên trong khoang lò mà không gây ra sự phóng điện.

+ Lò vi sóng phải thiết kế sao cho có thể tích hợp vào lò nướng.

b. Lò nướng:

Bộ phận chính của lò nướng gồm hai thanh nhiệt trở được lắp phía trên và phía dưới lò để tiết kiệm thời gian nướng bánh.Thanh nhiệt trở được chế tạo bằng inox 304, uốn thành chữ M để tăngdiện tích làm nóng, công suất 800W, hoạt động ở mức điện áp 220V.Nhiệt độ tối đa của thanh nhiệt trở là 4000C. Tuy nhiên, nhóm chỉ cần khoảng nhiệt từ 2900C – 3000C. Vì vậy, lò nướng cần có thêm bộ phận chỉnh nhiệt độ để kiểm soát nhiệt độ lò.

Hình 2.2.2. Sơ đồ mạch điện lònướng

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống bảo quản và hâm nóng bánh mì cho máy bán bánh mì tự động (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)