Xu hướng và các giải pháp phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu BÁO CÁO MÔN HỌC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ thanh toán trong thương mại điện tử (Trang 25 - 28)

giao dịch không dùng tiền mặt trong tổng số giao dịch mới chỉ đạt mức 10,5%. Việc mua bán, trao đổi sản phẩm, dịch vụ qua mạng khá phát triển nhưng phần lớn lại thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng. Điều này được lý giải do một phần vì thói quen, phần khác vì chưa tin tưởng vào độ an toàn của giao dịch và chất lượng của hàng hóa, dịch vụ. Ngoài ra, nhận thức của người dân về những tiện ích của TTDT còn hạn chế. Đây là một nghịch lý, bởi phát hành thẻ cần phải song hành phát triển hạ tầng thanh toán rộng khắp, trong khi thực tế hiện tại các ngân hàng phát hành thẻ chủ yếu để gia tăng thị phần, vì vậy, thẻ chỉ được dùng để làm phương tiện rút tiền mặt trước khi thanh toán tiền mua hàng. Có đến 90% các giao dịch bằng thẻ đơn thuần chỉ là rút tiền tại máy ATM và chỉ có khoảng 10% là dùng để thanh toán qua POS.

VI. Xu hướng và các giải pháp phát triển thanh toán điện tử tại ViệtNam Nam

Từ thực tiễn phát triển nền kinh tế hàng hóa mở trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới, Việt Nam cần cập nhật và áp dụng các phương thức giao lưu hàng hóa thông dụng của thế giới. Trong đó, TTDT là một phương thức tất yếu trong xu hướng phát triển kinh tế để thúc đẩy quá trình sản xuất trao đổi hàng hóa, dịch vụ phát triển nhanh theo cơ chế thị trường. Rõ ràng nghiệp vụ thanh toán đã, đang và sẽ là một thị trường đầy tiềm năng. Thực tế thị trường này đang thu hút ngày càng nhiều công ty công nghệ tài chính (FinTech - Financial Technology) tham gia. Theo báo cáo “Khảo sát toàn cảnh về FinTech khu vực ASEAN 2020” do công ty kiểm toán và tư vấn quốc tế Ernst & Young (EY) thực hiện và công bố gần đây, ở nước ta hiện có đến 80 công ty công nghệ tài chính đang hoạt động và 47% trong số đó là công ty cung cấp các dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, các công ty FinTech ở Việt Nam hiện nay có quy mô còn nhỏ, các chính sách của Chính phủ quy định dành cho những công ty này cũng

còn hạn hẹp về đối tượng áp dụng và hạn chế về nghiệp vụ và độ phủ sóng do chi phí ban đầu cho hạ tầng công nghệ còn quá cao.

Tuy nhiên, thị trường công nghệ tài chính vẫn đang trên đà tăng trưởng nhanh ở Việt Nam. Theo nghiên cứu của Công ty tham vấn công nghệ tài chính khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Solidiance), thị trường FinTech Việt Nam đạt 4,4 tỷ USD năm 2017 và sẽ đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020. Trong báo cáo “Mở khóa tiềm năng phát triển FinTech của Việt Nam”, Solidiance cho rằng, công nghệ tài chính Việt Nam phát triển nhờ những yếu tố, như tỷ lệ phổ biến của internet và điện thoại thông minh trong các trung tâm đô thị, ví điện tử ngày càng phổ biến, thu nhập của người dân ngày càng tăng kéo theo tiêu dùng tăng và lĩnh vực thương mại điện tử đang phát triển mạnh. Nếu Chính phủ Việt Nam thành công trong kế hoạch 70% người trên 15 tuổi có tài khoản ngân hàng đến hết năm 2020 thì thị trường FinTech sẽ phát triển mạnh hơn nữa. Với “cơ cấu dân số vàng”, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và tầng lớp người có thu nhập khá ngày một tăng, Việt Nam đang có lợi thế lớn để phát triển dịch vụ TTDT.

Bên cạnh những tiện ích thì hình thức TTDT cũng đang gặp phải một số bất cập, hạn chế:

Một là, các giao dịch TTDT có thể thực hiện không qua ngân hàng mà qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán manh mún hoặc qua mạng xã hội. Theo đó, người có tài khoản có thể chuyển khoản từ tài khoản tại ngân hàng của họ sang tài khoản của tổ chức cung cấp dịch vụ phi ngân hàng vì khi thực hiện thanh toán giữa các chủ tài khoản trong các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phi ngân hàng dù tiềm ẩn rủi ro, nhưng rất rẻ, thậm chí miễn phí và ít bị kiểm soát.

Hai là, mỗi giao dịch TTDT qua ngân hàng đều mất nhiều khoản phí, gây tâm lý đắn đo cho người sử dụng.

Ba là, do vừa có song song nhiều loại thẻ, nhiều loại ví điện tử với các mã, số khác nhau, vừa thiếu cơ chế thúc đẩy và quy chuẩn công nghệ TTDT thống nhất trên phạm vi toàn quốc nên việc quản lý các hoạt động TTDT ở nước ta hiện nay còn phân tán. Chính vì vậy, để TTDT thực sự trở thành công cụ thanh toán hữu hiệu, thời gian tới

Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Thứ nhất, các bộ, ngành liên quan cần có chương trình chuyên ngành và chương trình phối hợp do Chính phủ chỉ đạo về việc phổ cập các kiến thức phổ biến, cập nhật về nhận thức, tiện ích, quyền lợi, nghĩa vụ và cơ chế tiếp quản của các bên liên quan đến nghiệp vụ TTDT trong cộng đồng xã hội. Những kiến thức phổ cập này đặc biệt cần cho lớp trẻ từ 15 tuổi đến bậc trung niên.

Thứ hai, sớm cho ra đời loại tiền điện tử duy nhất do NHNN phát hành và làm chủ ví, khách hàng sẽ chuyển tiền gửi thanh toán từ tài khoản của mình tại các ngân hàng thương mại hoặc tiền mặt vào tài khoản số của mình mở tại ví điện tử do NHNN thống nhất quản lý.

Thứ ba, Nhà nước cho phép mở trung tâm công lập chuyên về nghiệp vụ thông tin tài khoản tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm (gọi tắt là Trung tâm thông tin tiền gửi) của pháp nhân và thể nhân đặt tại cơ quan Thanh tra NHNN làm chức năng được phép nhận và cung cấp thông tin tiền gửi của pháp nhân và cá nhân cho cơ quan thi hành án và người không phải là chủ tài khoản nhưng đủ thẩm quyền được biết hay tiếp quản tài sản trong tài khoản tiền gửi của khách hàng trong điều kiện đặc biệt do pháp luật quy định. Cơ quan này phải chịu trách nhiệm trước Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ quyền bí mật tài sản của pháp nhân/cá nhân đã được luật pháp bảo hộ.

Đối với hệ thống các ngân hàng thương mại và tổ chức thanh toán

Thứ nhất, các ngân hàng thương mại cần tăng cường các hoạt động giới thiệu, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản, giao dịch thanh toán qua các phương tiện điện tử, nhất là khách hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Thứ hai, chủ động liên kết với chủ ví, các tổ chức có chức năng thanh toán để thực hiện các giao dịch chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của các khách hàng cá nhân, tập thể sang ví điện tử.

Thứ ba, số hóa và mở rộng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, mở rộng ra toàn quốc từ việc chi tiêu của Chính phủ, dịch vụ hành chính công, như thuế, điện

nước, học phí và thanh toán viện phí trong khám, chữa bệnh đều áp dụng hình thức TTDT.

https://doanhnghiephoinhap.vn/thi-truong-vi-dien-tu-phat-trien-nhanh.html https://vneconomy.vn/covid-19-thuc-day-thi-truong-vi-dien-tu.htm

Một phần của tài liệu BÁO CÁO MÔN HỌC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ thanh toán trong thương mại điện tử (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)