CHỌN CÁC PHẦN TỬ THUỶ LỰC KHÁC

Một phần của tài liệu Thiết kế thiết bị cắt thép bằng thủy lực tại xưởng hàn điện khoa CKM (Trang 35 - 37)

1. Van tràn

Van tràn dùng để hạn chế việc tăng áp suất chất lỏng trong hệ thống thủy lực vượt quá trị số quy định.

Hoàng Văn Hướng Trang 33 Hình 3.9: Kết cấu van tràn

- Nguyên lý hoạt động

Khi áp suất p1 do do bơm dầu tạo ra vượt quá mức điều chỉnh, nó sẽ thắng lực lò xo, van mở cửa và đưa dầu về bể. Để điều chỉnh áp suất cần thiết nhờ vít điều chỉnh ở phía trên.

2. Van tiết lưu

Van tiết lưu là cơ cấu tạo ra sức cản thuỷ lực cục bộ, đặt trên đường chảy của chất lỏng để điều chỉnh lưu lượng hoặc giảm áp suất chất lỏng, và do đó điều chỉnh vận tốc của cơ cấu chấp hành trong hệ thống thuỷ lực.

- Sơđồ kết cấu

Hình 3.10: Kết cấu van tiết lưu - Nguyên lý hoạt động

Van tiết lưu làm việc dựa trên nguyên lý lưu lượng dòng chảy qua van phụ thuộc sự thay đổi tiết diện.

Vận tốc của cơ cấu chấp hành có thểđiều chỉnh bằng cách thay đổi lưu lượng chảy qua van, tức là thay đổi hiệu áp ∆p, và tiết diện chảy. Hai trị số này có thể thay đổi nhờ vít điều chỉnh.

3. Van một chiều

Van một chiều dùng để điều khiển dòng chất lỏng đi theo một hướng, và ở hướng kia dầu bị ngăn lại.

Hoàng Văn Hướng Trang 34 - Sơđồ kết cấu

Hình 3.11: Kết cấu van bi một chiều - Nguyên lý hoạt động

Dầu qua cửa vào nhờ áp suất p1 thắng lực lò xo, đưa dầu về bể dầu. Ở chiều ngược lại áp lực dầu tác dụng lên con trượt làm đóng cửa van, ngăn không cho dầu chạy qua.

Một phần của tài liệu Thiết kế thiết bị cắt thép bằng thủy lực tại xưởng hàn điện khoa CKM (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)