Kết quả thực nghiệm và hệ số làm lạnh COP

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế chế tạo máy lạnh hấp thụ ứng dụng năng lượng mặt trời sử dụng than hoạt tính methanol (Trang 32 - 35)

2. Tính toán và thiết kế hệ thống sản xuất nước đá

3.3. Kết quả thực nghiệm và hệ số làm lạnh COP

Gọi m là khối lượng đá được tạo ra, nhiệt ẩn hoá hơi(ngưng tụ) của nước là r, hệ số hiệu quả làm lạnh được định nghĩa là tỷ số giữa năng lượng có ích trên năng lượng toàn phần nhận được từ mặt trời: COP =

  l m e h e dt t G A Q Q Q ) ( .

Ở đây, Qe là nhiệt cần thiết cho dàn bay hơi để làm đông đá.

Do điều kiện đo tổng năng lượng tới G của mặt trời gặp khó khăn, do thiếu thiết bị, chúng tôi xây dựng bộ thí nghiệm dùng đèn chiếu sáng tương tự như ánh sáng mặt trời, khi đó cường độ bức xạ có giá trị không đổi và công việc tính tổng năng lượng tới dể dàng hơn. Giá trị Q’ đã tính = 1690377,12 J

Thời gian cần thiết để làm bốc hơi hết lượng methanol trong bộ hấp thụ là 6 giờ. Cường độ bức xạ đo được 917 w/m2.

Diện tích bộ thu: F=0,4921m2.

Tổng năng lượng tới là: 0,4921*917*6*3600 = 9747123J.Vậy COP= 0,173 9747123

12 , 1690377

Đánh giá COP: mặc dù hệ số lạnh không cao nhưng so sánh kết quả của các nghiên cứu được công bố trên thế giới, hiệu suất cao nhất đạt được trung bình 0,2. Nhóm chúng em sử dụng các vật liệu rẻ tiền như lớp sơn đen bình thường thay vì phải là sơn có tính chọn lọc hoặc bề mặt nhận nhiệt được phủ Crôm đen rất tốn kém, những ngày trời nhiều mây, không có sản phẩm đá.

KẾT LUẬN

Nội dung luận văn đã đề cập đến vấn đề mang tính thời sự: ứng dụng năng lượng mặt trời, nguồn năng lượng siêu sạch, dồi dào vào kỹ thuật lạnh. Khi mà các nguồn năng lượng truyền thống dần cạn kiệt, giá nhiên liệu trên thế giới không ngừng tăng cao thì đề tài càng có tính hấp dẫn.

Bằng cơ sở lý thuyết hấp phụ, lý thuyết NLMT, nhóm chúng em đã thiết kế chế tạo mẫu máy lạnh phù hợp với điều kiện Việt Nam: Giá thành thấp, các nguyên vật liệu dễ kiếm( than sọ dừa, methanol), dễ chế tạo hàng loạt. Mục đích của luận văn cũng đã đạt được: nghiên cứu chế tạo thành công máy lạnh hấp phụ NLMT phù hợp nhằm sản xuất nước đá và bảo quản lạnh. Điều này có ý nghĩa rất lớn tại những nơi chưa có điện lưới.

Hướng phát triển:

Để có thể phát triển các ứng dụng hơn nữa của máy lạnh hấp phụ rắn, ngoài việc sử dụng NLMT, chúng ta có thể tận dụng các nguồn nhiệt thải có nhiệt độ thấp như khói thải của các động cơ điezen để vận hành máy lạnh hấp phụ. Việc này rất hiệu quả trong trường hợp các tàu đánh cá ngoài biển, nhiệt thải rất lớn.

PHẦN IV:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Bin (2000), Tính toán quá trình thiết bị trong công nghệ hoá chất và thực phẩm, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

[2] Nguyễn Bốn, Hoàng Dương Hùng (2000), Năng lượng mặt trời - lý thuyết và ứng dụng, Đại học Bách khoa Đà Nẵng.

[3] Võ Chí Chính, Đinh Đức Thuận(2002), Máy và thiết bị lạnh, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

[4] Hoàng Dương Hùng (2002), Nghiên cứu nâng cao hiệu quả của thiết bị thu năng lượng mặt trời để cấp nhiệt và điều hoà không khí, Luận án Tiến sĩ kỹ thuật, Đại học Bách khoa Đà nẵng.

[5] Bùi Hải, Dương Đức Hồng, Hà Mạnh Thư (1999), Thiết bị trao đổi nhiệt, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[6] Lê Chí Hiệp (2004), Máy lạnh hấp thụ trong kỹ thuật điều hoà không khí, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

[7] Nguyễn Đức lợi (1992), Hướng dẫn thiết kế máy lạnh, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế chế tạo máy lạnh hấp thụ ứng dụng năng lượng mặt trời sử dụng than hoạt tính methanol (Trang 32 - 35)