Tạo bài giảng Vẽ kỹ thuật có khả năng tương tác:

Một phần của tài liệu Tạo khả năng tương tác cho giáo trình điện tử vẽ kỹ thuật (Trang 44 - 48)

III. Tạo tương tác trong các tài liệu

3. Tạo bài giảng Vẽ kỹ thuật có khả năng tương tác:

vẽ ở dạng truyền thống, còn bao gồm các bản vẽ CAD 2D, 3D minh họa nội dung trình bày ở dạng trực quan dễ hiểu. Những bản vẽ minh họa liên kết với các đề mục trong bài giảng có thể mở xem, và tương tác trực tiếp bên trong hoặc bên ngoài bài giảng.

3. Tạo bài giảng Vẽ kỹ thuật có khả năng tương tác: tương tác:

Gồm các bước:

- Biên soạn nội dung bài giảng ở dạng PDF, các slide PowerPoint, trang web.

- Bổ sung các minh họa 2D, 3D cho các đề mục cần minh họa được lưu trữ ở định dạng DWF(x).

3.1. Định dạng DWF(x)

Các file CAD minh họa trong bài giảng được lưu trữ ở định dạng DWF(x). DWF(x) là một định dạng file được phát triển bởi Autodesk, nhằm mục đích chia sẻ, xem, in ấn các file CAD 2D, 3D mà không cần cài đặt các phần mềm CAD như AutoCAD, Inventor ...

Tuy nhiên DWF(x) không nhằm thay thế các định dạng gốc DWG. DWF(x) chứa các thông tin thiết kế 2D, 3D lưu trữ ở dạng nén nên có kích thước rất nhỏ so với các file gốc DWG. Để xem các file DWF(x) có thể sử dụng chương trình Design Review được Autodesk cung cấp miễn phí. Nhờ vậy việc

mật. Người sử dụng không cần phải có file CAD gốc DWG cũng như không phải cài đặt chương trình CAD đắt tiền. Các file bản vẽ 2D, 3D sử dụng minh họa trong bài giảng ở định dạng DWF(x).

3.2. Các chương trình hiển thị DWF(x) Autodesk Design Review Autodesk Design Review

Autodesk Design Review hỗ trợ việc chia sẻ bản vẽ, mô hình, dữ liệu thiết kế ở định dạng DWF(x). Sử dụng Design Review để chia sẻ thông tin thiết kế ở định dạng file DWF(x) không đòi hỏi phải sở hữu hoặc biết cách sử dụng các phần mềm thiết kế CAD phức tạp.

Autodesk Design Review cho phép người sử dụng xem trực tiếp các file DWF(x) lưu trữ trên máy tính, file DWF được nhúng trong trang web, trong các slide của PowerPoint ...

Chương trình Design Review cho phép người sử dụng thực hiện các tương tác với file DWF(x) đang mở bao gồm:

- Chọn hướng nhìn trong 3D: View, Orbit

- Thay đổi vị trí mô hình 3D: Rotate, Move

- Điều khiển sự hiển thị bản vẽ: zoom, pan, hide, transparent ...

- Tạo các mặt cắt trên mô hình 3D để thể hiện cấu tạo rỗng bên trong

- ...

Autodesk A360

Ngoài chương trình Design Review, còn có thể sử dụng dịch vụ cloud của

Autodesk A360. Vì Autodesk A360 chạy online nên không cần cài đặt trên máy tính như Design Review.

3.3. Biên soạn bài giảng Vẽ kỹ thuậttương tác. tương tác.

Bài giảng có thể trình bày ở các định dạng phổ biến như PDF, PowerPoint, trang web HTM. Các file minh họa DWF(x) sử dụng trong bài giảng sẽ được mở bằng Design Review, hoặc xem trên online bằng chương trình A360 của Autodesk thông qua các liên kết hoặc nhúng trực tiếp vào bài giảng.

Ngoại trừ PDF sẽ sử dụng các link trỏ tới DWF(x) và tự động gọi chương trình Design Review để mở file DWF(x) minh họa ở bên ngoài cửa sổ bài giảng. Với các định dạng khác như PowerPoint, trang web

có thể mở các file DWF(x) ở bên trong hoặc bên ngoài cửa sổ bài giảng.

Ví dụ: Dưới đây là trích đoạn đề mục ''Ứng dụng các hình biểu diễn trong bản vẽ kỹ thuật" của nội dung bài giảng, kèm theo các mô hình 3D liên kết với nội dung bài giảng để minh họa chủ đề.

Ứng dụng các hình biểu diễn trong

bản vẽ kỹ thuật

Căn cứ theo hình dạng và đặc điểm

cấu tạo của vật thể để chọn các hình chiếu,

hình cắt, mặt cắt ...

Các hình biểu diễn đó cần phối hợp

chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau để biểu

diễn vật thể được đầy đủ, rõ ràng. Số lượng

hình biểu diễn nhiều hay ít là tùy theo mức độ phức tạp của vật thể.

* Các mô hình 3D sử dụng ở dạng tương tác trong bài giảng nhằm thể hiện hình dạng bên ngoài và cấu tạo rỗng bên trong của vật thể,

dùng giải thích cách sử dụng các hình biểu diễn của bảng vẽ: hình chiếu, hình cắt ...

Các file CAD có định dạng DWF(x) và được nối kết với các chủ đề trong bài giảng thông qua việc chèn liên kết trỏ tới file, tự động gọi chương trình Design Review khi liên kết được kích hoạt. Cách này thường được sử dụng với bài giảng PDF.

Cũng có thể nhúng các file DWF(x) để thể hiện trực tiếp nội dung file CAD trong bài giảng thông qua tính năng ActiveX control, hoặc Plug-in. Các bài giảng Word, PowerPoint, trang web đều cho phép thực hiện cách này.

4. Kết luận

Việc tạo bài giảng, giáo trình có khả năng tương tác sẽ giúp tăng hiệu quả và tính chủ động trong giảng dạy và học môn Vẽ kỹ thuật.

Sử dụng các minh họa 2D, 3D có tính tương tác sẽ giúp nội dung bài giảng phong phú , có tính sinh động trực quan và rút ngắn thời gian chuẩn bị trên lớp.

Người học có thể dùng khả năng tương tác để tìm hiểu những vấn đề phức tạp thường gặp phải trong việc học Vẽ kỹ thuật.

Lời cảm ơn:

Người viết xin gởi lời cảm ơn tới trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, khoa Cơ khí chế tạo máy đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện đề tài ‘Tạo khả năng tương tác cho giáo trình điện tử vẽ kỹ thuật’.

Tài liệu tham khảo

[1] Autodesk Autodesk Design Review 2013 - Help, Autodesk 2012

[2] Autodesk Autodesk Design Review 2013 - Quick Reference Guide, Autodesk 2012

[3] Autodesk Autodesk Design Review Getting Started Guide, 2012

[4] Trần Hữu Quế Vẽ kỹ thuật cơ khí tâp 1 & 2, NXB Giáo dục 2005

[5] Trần Hữu Quế, Nguyễn Văn Tuấn Bài tập Vẽ kỹ thuật cơ khí tâp 1 & 2, NXB Giáo dục 2005

Thông tin liên hệ

Email: tonnd@hcmute.edu.vn Chuyên ngành chính: Kỹ thuật cơ sở

Một phần của tài liệu Tạo khả năng tương tác cho giáo trình điện tử vẽ kỹ thuật (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)