Kết quả thí nghiệm và thảo luận

Một phần của tài liệu Ứng xử của dầm BTCT tiết diện chữ nhật được gia cường bê tông tính năng cao ở vùng chịu nén cực hạn (Trang 25 - 28)

Hình 3-4 thể hiện quan hệ mô men – độ võng của các dầm thí nghiệm còn Bảng 3-3 cung cấp khả năng kháng uốn theo thí nghiệm tại LOP và MOR cùng kết quả mô men kháng uốn theo phân tích lý thuyết. Một cách tổng thể, khi bề dày của CSHC tăng lên,

17 khả năng chịu mô men tăng lên ở cả LOP và MOR. Tuy nhiên độ võng tại LOP có xu hướng ngược với mô men, tức là độ võng tại LOP giảm khi bề dày CSHC tăng. Ngoài ra, độ võng tại MOR cũng không rõ xu hướng. Về độ cứng của dầm (độ dốc tuyến tính trước LOP), theo như Hình 3-3 thì được xếp hạng như sau: beam 4 > beam 3 > beam 2 > beam 1, tức là độ cứng của dầm tăng khi bề dày của CSHC tăng. Độ cứng của dầm gia tăng là nhờ vật liệu CSHC cứng hơn bê tông thường.

Bảng 3-3 Khả năng chịu uốn của dầm

Dầm

Tại LOP

theo thí nghiệm theo thí nghiệm Tại MOR Khả năng chịu mô men theo dự đoán (kN.m) Mô men (kN.m) Độ võng (mm) Mô men (kN.m) Độ võng (mm) Beam 1 8.45 2.61 9.45 3.64 9.70 Beam 2 11.34 2.43 13.22 16.27 14.83 Beam 3 13.31 2.17 14.21 4.37 16.35 Beam 4 16.19 1.67 18.07 2.19 18.25

18

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 Kết luận

Một số kết luận có thể rút ra từ nghiên cứu dầm BTCT có tăng cường lớp CSHC tại vùng nén cực hạn:

1) Xây dựng mô hình vật liệu và thiết lập các công thức tính toán dầm liên hợp sử dụng hai vật liệu bê tông khá giống với dầm bê tông cốt thép truyền thống, không phức tạp. Trình tự và lý thuyết phân tích trong bài báo rất hữu ích – làm cơ sở để dự đoán sức chịu tải của dầm liên hợp.

2) Sự cải thiện khả năng chịu mô men và độ cứng của dầm qua thí nghiệm là rất rõ ràng khi bề dày vật liệu CSHC gia tăng.

3) Kết quả phân tích lý thuyết phù hợp với kết quả thí nghiệm. Tuy nhiên, để kết quả đạt độ tin cậy cao hơn cần thực hiện nhiều thí nghiệm trong tương lai với số mẫu nhiều hơn. 4) Kiểu dầm liên hợp nghiên cứu được kỳ vọng sẽ được áp dụng phổ biến trong thời gian tới do lợi ích của nó mang lại: khả năng chịu lực lớn với giá thành tốt do chỉ khu vực chịu nén cực hạn mới sử dụng vật liệu CSHC, tức tỉ lệ khối lượng CSHC sử dụng không nhiều so với khối lượng bê tông thường.

4.2 Kiến nghị

Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả của dầm có gia cường lớp CSHC ở vùng cực hạn nén. Do vậy có thể phát triển loại dầm này cho các kết cấu thực tế.

19

Một phần của tài liệu Ứng xử của dầm BTCT tiết diện chữ nhật được gia cường bê tông tính năng cao ở vùng chịu nén cực hạn (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)