Qua nghiên cứu đề tài và những giải pháp cũng như kết quả đạt được tôi đã rút ra một số kết luận để làm bài học kinh nghiệm như sau:
1. Đầu năm học, giáo viên phải sớm nắm bắt được tâm lý của từng trẻ để có biện pháp tối ưu sớm đưa trẻ thích nghi với môi trường mới.
2. Trong công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ, cô giáo phải thực sự là người yêu thương trẻ, tận tụy chăm sóc trẻ chu đáo, tỉ mỉ, luôn tìm tòi các biện pháp áp dụng phù hợp những hình thức mới để tạo cho trẻ có một tâm thế thoải mái, yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và các bạn.
3. Muốn trẻ sớm thích nghi trong giai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ lên mẫu giáo bé đạt kết quả cao thì việc phối hợp với phụ huynh phải thực hiện trong thời điểm sớm nhất. Ngay trong ngày tựu trường, huy động 100% cha mẹ đưa trẻ đến trường. Đây là thời điểm giúp cho giáo viên và phụ huynh có thời gian trao đổi, chia sẻ để biết được tên trẻ, nắm bắt được tâm lý trẻ, những suy nghĩ của phụ huynh để đưa ra biện pháp thích hợp. Giáo viên phải tạo được niềm tin đối với phụ huynh và tuyên truyền cho phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc giúp trẻ sớm thích nghi
4. Việc cho trẻ sớm thích nghi trong giai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ lên lớp mẫu giáo bé phải được thực hiện đồng đều tất cả các giáo viên trong lớp cũng như sự thống nhất giữa cha mẹ trẻ và cô giáo, phải cùng phải hỗ trợ giúp đỡ nhau cùng nhau thống nhất cách giáo dục trẻ theo đúng kế hoạch của lớp đã đưa ra.
IV. Những kiến nghị đề xuất
1. Đối với Sở GD & ĐT Nghệ An: Tạo điều kiện để nhà trường tổ chức cho giáo viên đi tham quan học hỏi trường bạn để cùng đưa ra những kinh nghiệm, những giải pháp hay hơn, thiết thực hơn, bên cạnh đó còn giúp cho giáo viên biết đã được cấp trên quan tâm mà hứng thú yêu thích công việc nuôi dạy trẻ của mình hơn.
2. Đối với nhà trường: Cho giáo viên được nghỉ chuyên môn 1 ngày trong tháng theo quy định để sinh hoạt chuyên môn, tổ chức hội thảo trò chuyện về nội dung: “Tấm gương nhà giáo”; “ Sự tận tụy với nghề”; “ Đạo đức nhà giáo”; Bố trí giáo viên đứng lớp mẫu giáo bé sẵn sàng hy sinh thời gian cho trẻ nhất là giai đoạn chuyển tiếp đầu năm học mới. Triển khai phổ biến ứng dụng các biện pháp sáng kiến kinh nghiệm hay về chăm sóc giáo dục trẻ…
Trong quá trình thực hiện đề tài này bản thân tôi đã cố gắng trăn trở, tìm tòi để đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất giúp trẻ sớm thích nghi với giai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ lên lớp mẫu giáo bé. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu chắc chắc không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng ý kiến của hội đồng giúp tôi được hoàn thiện hơn trong quá trình đúc rút kinh nghiệm lần sau.
Xin được chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1
I. Lý do chọn đề tài ... 1
II. Những tính mới, đóng góp mới của đề tài ... 2
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ... 3
I. Cơ sở lý luận ... 3
II. Cơ sở thực tiễn ... 3
1. Thực trạng ... 3
2. Thuận lợi ... 4
3. Khó khăn ... 4
4. Điều tra khảo sát thực trạng. ... 5
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề ... 6
1. Biện pháp 1: Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi và thuộc tính riêng của từng trẻ ... 6
2. Biện pháp 2: Phối hợp với giáo viên trong nhóm lớp ... 7
3. Biện pháp 3: Tạo sự gần gũi, xây dựng niềm tin ở trẻ. ... 10
4. Biện pháp 4: Tập cho trẻ theo nền nếp mới bắt đầu từ những thói quen cũ của trẻ: ... 11
5. Biện pháp 5: Tạo môi trường khuyến khích trẻ tham gia hoạt động. ... 13
6. Biện pháp 6: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh ... 15
VI. Kết quả đạt được ... 19
PHẦN III. KẾT LUẬN ... 22
I. Quá trình thực hiện đề tài ... 22
II. Ý nghĩa của đề tài ... 22
1. Đối với trẻ ... 22
2. Đối với phụ huynh ... 22
3. Đối với giáo viên ... 23
4. Đối với nhà trường ... 23
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI:
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3-4 TUỔI SỚM THÍCH NGHI VỚI GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP TỪ NHÀ TRẺ LÊN LỚP MẪU GIÁO BÉ”
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI:
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3-4 TUỔI SỚM THÍCH NGHI VỚI GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP TỪ NHÀ TRẺ LÊN LỚP MẪU GIÁO BÉ”
(Lĩnh vực phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội)
Tác giả: Hồ Thị Nữ Tổ chuyên môn: 2 - 3
Năm học: 2020 - 2021 ĐT: 097604026