Chú ý: Đây là phương pháp nguy hiểm, vui lòng cẩn thận khi thực hiện. Phải chắc chắn rằng
bạn là một kĩ sư điện/ thợ điện chuyên nghiệp. Nếu chắc chắn, hãy tiếp tục, nếu không thì chuyển sang phương pháp khác.
Để an toàn hơn, sử dụng nguồn 24V DC thay vì nguồn 230V AC. Trong trường hợp không có nguồn DC 24V mong muốn, bạn có thể sử dụng nguồn 220-224V AC, nhưng phải mắc nối tiếp điện trở (1kΩ-10kΩ, 5~50 Wat) với tụ và nguồn 230V. Như vậy, nó sẽ giảm dòng điện nạp, xả. Sau đây là hướng dẫn từng bước để bạn có thể kiểm tra một tụ điện bằng phương pháp này.
- Bước 1: Ngắt tụ điện khỏi nguồn điện.
- Bước 2: Đảm bảo rằng tụ điện được xả hoàn toàn).
- Bước 3: Nối hai đầu nối riêng biệt với hai cực của tụ điện.
- Bước 4: Nối hai đầu trên với nguồn cấp 230V AC trong khoảng thời gian rất ngắn (khoảng 1-4 giây) hoặc trong một thời gian ngắn mà điện áp tăng lên đến 63,2% của điện áp nguồn.
- Bước 5: Ngắt kết nối với nguồn cấp 230V.
- Bước 6: Bây giờ làm chập mạch hai cực tụ điện (Hãy cẩn thận và chắc chắn rằng bạn đã đeo kính an toàn)
- Bước 7: Nếu nó tạo ra tia lửa mạnh, thì tụ điện còn tốt.
Hình 2.5 Kiểm tra tụ bằng phương pháp thông thường
CHƯƠNG 3KẾT LUẬN KẾT LUẬN
Sự tích tụ của điện tích trên hai bề mặt tạo ra khả năng tích trữ năng lượng điện trường của tụ điện. Khi chênh lệch điện thế trên hai bề mặt là điện thế xoay chiều, sự tích luỹ điện tích bị chậm pha so với điện áp, tạo nên trở kháng của tụ điện trong mạch điện xoay chiều.
Về mặt lưu trữ năng lượng, tụ điện có phần giống với ắc qui. Mặc dù cách hoạt động của chúng thì hoàn toàn khác nhau, nhưng chúng đều cùng lưu trữ năng lượng điện. Ắc qui có 2 cực, bên trong xảy ra phản ứng hóa học để tạo ra electron ở cực này và chuyển electron sang cực còn lại. Tụ điện thì đơn giản hơn, nó không thể tạo ra electron - nó chỉ lưu trữ chúng. Tụ điện có khả năng nạp và xả rất nhanh. Đây là một ưu thế của nó so với ắc qui.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A5_%C4%91i%E1%BB%87n
https://vi.wikipedia.org/wiki/Linh_ki%E1%BB%87n_%C4%91i%E1%BB%87n_t %E1%BB%AD