SỰ THAY ĐỔI CỦA KIMONO

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận về kimono cơ sở văn hóa nhật bản (Trang 25 - 30)

I. Bắt đầu vươn ra ngoài biên giới Nhật

Song song với việc Nhật Bản tiếp nhận văn hóa phương Tây, chính văn hóa Nhật cũng lan toả mạnh mẽ qua châu Âu. Năm 1867, tại Triển Lãm Thế Giới ở Paris, những vật phẩm làm tay của Nhật đã làm mê mẩn dân chúng. Gốm sứ, sơn mài, tranh in gỗ… trưng bày nên sự tinh tế của nghệ thuật và văn hóa Nhật.

II. Hành trình chinh phục giới thời trang của chiếc kimono

Giai đoạn 1: Âu phục mượn vải lụa kimono

Khi kimono vừa xuất hiện ở Tây phương, nhiều người mua kimono chỉ để tái sử dụng chất vải. Lụa kimono

thượng hạng rất phù hợp để may váy đầm, áo khoác kiểu Âu. Đồng thời, các xưởng dệt ở Lyon, Pháp đã tự dệt nên những tấc vải mới mô phỏng họa tiết Nhật Bản. Sự giao thoa đầu tiên của hai quốc phục Âu – Nhật bắt đầu ở sự mượn vải và hoa văn của nhau.

Giai đoạn 2: Biến tấu chiếc kimono cho váy áo hàng ngày

Đầu thế kỷ 20, phụ nữ Âu Mỹ bắt đầu chuộng các loại áo mặc nhà có kiểu cách như kimono. Chính Nhật Bản cũng sản xuất nhiều mẫu kimono mặc nhà dành riêng cho thị trường Âu Mỹ. Đây là bước đầu của sự sát nhập phom dáng kimono vào trang phục phương Tây.

Giai đoạn 3: Thời trang mượn phom dáng kimono

Phom dáng kimono rất được hoan nghênh vào những năm 1920, thời kỳ của thời trang flapper. Lúc bấy giờ, phong trào nữ quyền kêu gọi nữ giới tẩy chay corset. Những thiết kế suôn thẳng của chiếc kimono rất hợp với thời trang flapper tự do tự tại. Từ đấy xuất hiện các loại áo có dây nịt to bản tựa Obi, cổ áo chéo với phần cổ sau hở rộng, phom áo phùng như Uchikake.

Giai đoạn 4: Sự dung hòa tối đa giữa hai nền văn hóa Á Âu

Với sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang, thiết kế dựa trên chiếc kimono ngày càng xuất hiện nhiều trên sàn diễn quốc tế. Một số ví dụ điển hình đến từ các nhà mốt lớn như Gucci, Yves Saint Laurent, John Galliano… Các thiết kế thời trang đương đại pha trộn từ vải đến họa tiết, hoa văn và phom dáng của quốc phục Nhật.

III. Kimono cách tân ( hiện đại)

Những bộ kimono truyền thống thường rất khó để mặc trong những ngày bình thường mà chỉ mặc trong các dịp lễ, tết bởi nó rất nặng và cồng kềnh... Vì thế, các nhà thiết kế Hàn Quốc đã dựa trên những nét đẹp truyền thống vốn có để sáng tạo nên một bộ sưu tập kimono cách tân cực kỳ độc đáo và ấn tượng. Những chi tiết rườm rà của bộ kimono cổ điển đã được thay đổi, thêm vào đó là những chi tiết nhẹ nhàng, mềm mại và tiện dụng hơn để phù hợp với cuộc sống năng động của những người phụ nữ hiện đại.

Vẫn là những chiếc cổ áo hình chữ Y truyền thống nhưng được khoét sâu, rộng và thoáng hơn để tôn lên chiếc cổ cao kiêu sa và bờ vai thon thả, đáng yêu của bạn gái. Chiếc vạt đắp kết hợp với những chiếc nơ nhỏ gọn, mềm mại, thắt một cách xinh xắn bên eo thay cho những chiếc

nơ to bản truyền thống cồng kềnh thắt sau lưng trông nhẹ nhàng và duyên dáng hơn rất nhiều.

Cuộc sống ngày một phát triển, đi cùng với đó là nhu cầu về trang phục gọn gàng và tiện lợi với giá thành hợp lý. Chính vì vậy mà tủ quần áo của người phụ nữ Nhật Bản dần nhường chỗ cho những bộ trang phục công sở hoặc quần áo thường ngày hơn là những bộ Kimono truyền thống, vốn có hơi hướng rườm ra và trịnh trọng. Chính vì lẽ đó, người dân Nhật Bản vào khoảng những năm 70 của thế kỷ trước bắt đầu làm quen với khái niệm “Kimono hiện đại”. Đây là những bộ cánh cách điệu từ Kimono truyền thống vốn rườm rà và có phần nặng nề, thay đổi để tiện lợi và nhẹ nhàng hơn đối với người mặc.

Biểu đồ thể hiện doanh thu ngành Công nghiệp Kimono Nhật Bản theo thống kê của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp.

Ngành công nghiệp Kimono hiện đại, đạt đỉnh điểm vào năm 1975 với quy mô thị trường lên tới 1,8 nghìn tỉ Yên (theo thống kê của Bộ Kinh tế,

Thương mại và Công nghiệp). Nhưng đến năm 2008, nó đã giảm xuống còn 406,5 tỉ Yên và sau đó chỉ còn 278,5 tỉ Yên trong năm 2016, theo một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Viện nghiên cứu Yano.

Để giải quyết vấn đề đó, những giải pháp được đưa ra chính là may Kimono với giá cả phải chăng cùng những kiểu dáng dễ mặc, tiện dụng trong cuộc sống hằng ngày. Ông Takatoshi Yajima, phó chủ tịch Hiệp hội Kimono Nhật Bản với cương vị là một nhà sản xuất chia sẻ, ông đã gia tăng gấp đôi số lượng khách hàng của mình trong 15 năm qua bằng cách cho ra đời dòng Kimono có giá dưới 100.000 Yên, nhắm tới phân khúc khách hàng tầm trung.

LI KT

Có lẽ Kimono là một trong số những bộ trang phục truyền thống phức tạp nhất thế giới. Thế nhưng lại là 1 trang phục tinh tế và đầy ý nghĩa nhất. Các bộ trang phục Kimono truyền thống của Nhật Bản vô cùng độc đáo, là một trong những điểm hấp dẫn tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa Nhật Bản và cũng là điểm tạo nên sự cuốn hút. Kimono mang nghĩa khá đặc biệt bởi nó đối tượng tạo tính thống nhất về văn hóa Nhât Bản. nó là nhịp cầu duy hợp các sắc thái trong văn hóa vì Kimono không theo kích cỡ cụ thể vậy nên xóa mọi biệt về hình thế, về đẳng cấp, hướng đến sự bình đẳng,ngoài ra nó còn thể hiện cách sống đặc trưng của người Nhật- tỉ mỉ, thể hiện năng khiếu thẩm mỹ... Kimono không đơn thuần chỉ là trang phục truyền thống mà còn dược xem là một tác phẩm nghệ thuật. Ngày nay, trong công việc và cuộc sống thường ngày, người Nhật Bản mặc những bộ trang phục hiện đại, năng động. Nhưng cứ đến lễ tết và những dịp quan trọng, đặc biệt, bạn sẽ vẫn luôn thấy hình ảnh người Nhật trong những bộ Kimono truyền thống. Cha mẹ vẫn tặng áo Kimono cho con gái đến tuổi trưởng thành và khi đi lấy chồng. Và có những bộ Kimono đã được gìn giữ qua nhiều thế hệ giống như một vật gia bảo.

LINK KHAM KHẢO1. https://www.tournhatban.net.vn/van-hoa-am-thuc/tim-hieu-ve-9-loai- 1. https://www.tournhatban.net.vn/van-hoa-am-thuc/tim-hieu-ve-9-loai- kimono-khac-nhau-o-nhat-ban 2. https://nhanlucquocte.net/bi-an-ve-kimono-trang-phuc-truyen-thong-cua- dat-nuoc-nhat-ban/ 3. https://vietnamembassy-japan.org/van-hoa-nhat-ban-qua-trang-phuc- kimono/ 4. http://tnttravel.tnt-vietnam.com/vi/news/Kinh-nghiem-du-lich/nhung-ly-do- nguoi-nhat-ban-mac-kimono-76.html 5. https://japo.vn/contents/lam-dep/thoi-trang/149.html 6. https://vietbao.vn/Van-hoa/Kimono-cach-tan-Net-dep-quy-phai-giua-co- dien-va-hien-dai-P1/65155319/108/ 7. http://baovanhoa.vn/chinh-tri/artmid/417/articleid/6361/nh%E1%BA%ADt- b%E1%BA%A3n-v%E1%BB%B1c-d%E1%BA%ADy-%C4%91%E1%BA %BF-ch%E1%BA%BF-kimono 8. https://bazaarvietnam.vn/thoi-trang/tu-dien-thoi-trang/lich-su-kimono- trong-thoi-trang-duong-dai/ 9. https://univietravel.com/vi/diem-den/Nuoc-ngoai/Kimono-trang-phuc- truyen-thong-Nhat-Ban-56/

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận về kimono cơ sở văn hóa nhật bản (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w