II. PHẦN NỘI DUNG
3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Các giải pháp, biện pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau, đan xen nhau; trong đó biện pháp nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên là khâu quan trọng chi phối tất cả các biện pháp khác; biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh là cốt lõi. Vì vậy, trong quá trình chỉ đạo, hiệu trưởng cần sử dụng linh hoạt các biện pháp, giải pháp phù hợp với đặc thù và tình hình thực tiễn giúp đội ngũ giáo viên vận dụng linh hoạt phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh đạt hiệu quả.
4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng
Nhờ các giải pháp, biện pháp đã sử dụng trong đề tài mà cuối năm học 2016 - 2017 đội ngũ giáo viên đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ trong nhận thức đến hành động. Đa số giáo viên đã có nhận thức đầy đủ và hiểu rõ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đa số giáo viên và tổng phụ trách đội đã thực hiện khá tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Một số giáo viên đã rất nhạy bén, linh hoạt vì vậy đã mang lại hiệu quả cao: Học sinh được củng cố, mở rộng, khắc sâu một số kiến thức cơ bản đã được học qua các môn văn hoá, rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, phát triển nhận thức về một số lĩnh vực đời sống xã hội phù hợp với lứa tuổi. Kỹ năng sống của học sinh có nhiều tiến bộ: đa số học sinh đã mạnh dạn hơn trong các hoạt động học tập; nhiều em đã tự tin bày tỏ ý kiến trước tập thể; chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động và cơ bản làm chủ được bản thân; đa số học sinh đã biết cư xử đúng mực khi giao tiếp với thầy cô và các bạn; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hỗ trợ, hợp tác, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề đã được thể hiện khá rõ; các em biết cách trao đổi tình cảm, quan tâm với nhau hơn như: hỏi thăm khi thấy bạn của mình bị ốm phải nghỉ học hoặc giúp đỡ bạn bằng những việc làm cụ thể như hướng dẫn bạn học bài cho học sinh. Ngoài ra các em đã biết thích ứng với môi trường xung quanh. Hiệu quả của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
TT Các hoạt động T.sốHS Thích thườngBình Khôngthích HS % HS % HS % 1 HDDGDNGLL (4 tiết theo quy định) 297 163 54. 9 54 18. 2 80 26.9 2 Thể dục giữa giờ 297 85 28.6 77 25.9 135 45.5 3 Các hoạt động tập thể 297 208 70.0 44 14.8 45 15.2 4 Trồng, chăm sóc cây, hoa 297 60 20.2 38 12.8 199 67.0 5 Trang trí lớp thân thiện 297 158 53.2 39 13.1 100 33.7 6 Các buổi tuyên truyền 297 77 25.9 18 6.1 202 68.0 7 ....
* Kết quả khảo nghiệm sau khi thực hiện đề tài (tháng 5/2017)
TT Các hoạt động T.sốHS Thích Bình thường Không thích HS % HS % HS %
1
HĐGDNGLL (4 tiết theo quy định) 297 275 92. 6 22 7.4 0 0 2 Thể dục giữa giờ 297 223 75.1 74 24.9 0 0 3 Các hoạt động tập thể 297 297 100 0 0 0 0
4 Trồng, chăm sóc cây, hoa 297 187 63.
0
57 19. 0
53 18.0
5 Trang trí lớp thân thiện 297 257 86.
5
27 9.1 13 4.4
6 Các buổi tuyên truyền 297 208 70.0 32 10.8 57 19.1 7 ...
III. Phần kết luận, kiến nghị 1. Kết luận
Các biện pháp, giải pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học Lê Lợi được tiến hành thực nghiệm trong năm học 2016 - 2017 một cách nghiêm túc đã cho thấy kết quả đạt được rất khả quan. Đa số giáo viên đã có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, hiểu rõ ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động ngoài giờ lên. Giáo viên đã biết, hiểu, thiết kế và tổ chức giảng dạy các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách linh hoạt, hấp dẫn, hiệu quả.
100% các lớp được giáo viên tổ chức đảm bảo đúng thời lượng theo quy định, nhiều lớp đã có hình thức tổ chức HĐGDNGLL khá phong phú, phù hợp với điều kiện thực tế. Thông qua HĐGDNGLL bước đầu góp phần nâng cao chất lượng các môn học, giúp học sinh tự tin, mạnh dạn, tích cực tự giác và linh hoạt trong việc tham gia vào các hoạt động học tập, hoạt động tập thể.
tổ chức quản lý, năng lực hợp tác,... Ngoài ra nhiều em mạnh dạn bày tỏ ý kiến trước tập thể; tự tin, chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động. Chính vì vậy chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, kỹ năng sống của học sinh đã có nhiều tiến bộ. Kết quả thực nghiệm trong đề tài đã khẳng định tính đúng đắn và khoa học của những biện pháp, giải pháp chỉ đạo mà bản thân tôi đã xây dựng trong đề tài.
* Việc tổ chức giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp hiện nay ở trong trường Tiểu học được xem là rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Để công tác chỉ đạo giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường trong những năm học tiếp theo đạt hiệu quả hơn đòi hỏi:
- Người đứng đầu nhà trường cần có quan điểm đúng đắn, phải xem HĐGD NGLL là một trong những nội dung trọng tâm cần phải được chú trọng và quan tâm đúng mức; phải có biện pháp quản lý và kế hoạch phù hợp, hiệu quả và xem đây là việc làm thường xuyên, liên tục và không ngừng đổi mới nhằm giúp đội ngũ giáo viên có phương pháp, hình thức giảng dạy phù hợp, hiệu quả nhất. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát và xử lý hiệu quả sau kiểm tra. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, động viên, khích lệ.
- Đối với giáo viên cần có quan điểm đúng đắn và nhận thức đầy đủ về giáo dục HĐGDNGLL. Cần tìm hiểu, nắm chắc điểm tâm sinh lí, trình độ nhận thức của từng em từ đó vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, phù hợp, hiệu quả. Giáo viên cần tin tưởng ở khả năng của các em, trong mỗi tiết học, từng hoạt động học tập giáo viên phải tạo cơ hội tối đa cho nhiều học sinh được tham gia. Từ đó, các em có cơ hội thể hiện mình, củng cố khắc sâu kiến thức; có điều kiện trải nghiệm, làm quen với cách ứng xử trong từng tình huống cụ thể của cuộc sống, hình thành kĩ năng sống cho học sinh ở mọi lúc, mọi nơi, trong tất cả các môn học, tiết học cụ thể một cách liên tục, thường xuyên.
- Đối với giáo viên tổng phụ trách đội, cần trang bị đầy đủ cho mình kỹ năng sống tốt. Trau dồi kỹ năng sư phạm nhạy bén, linh hoạt. Người tổng phụ trách đội phải thực sự năng động, nhạy bén và vui vẻ, hòa đồng, thân thiện. Biết cách tổ chức, điều hành các hoạt động tập thể với nội dung phong phú, đa dạng về hình thức và có sức lôi cuốn học sinh tham gia một cách tích cực, tự giác. Cần tán thưởng, ghi nhận các em bằng lời động viên, những tràng pháo tay hoặc những món quà ý nghĩa. Phối hợp tốt với giáo viên trong công tác giáo dục các hoạt động NGLL cho học sinh nhằm mang lại hiệu quả cao cho các tiết học và tiết HĐGDNGLL.
Trên đây là một số biện pháp, giải pháp đã thực hiện và kết quả đã đạt được trong công tác chỉ đạo HĐGDNGLL ở trường TH Lê Lợi . Bản thân sẽ tiếp tục vận dụng các biện pháp đã thực hiện, trong quá trình thực hiện sẽ có sự cải tiến, đổi mới và bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường nhằm từng bước nâng cao hơn nữa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, góp phần nâng cao chất lượn giáo dục toàn diện ở trường tiểu học Lê Lợi .
2. Kiến nghị
Các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện nay cho công tác tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường TH Lê Lợi nói riêng và các trường tiểu học trong huyện nhà nói chung.
Lê Lợi , ngày 12 tháng 3 năm 2018
Người viết
Thái Thị Mai
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ...
...
...
...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều lệ Trường Tiểu học.
2. Chương trình Giáo dục Tiểu học- QĐ 16/2006/QĐ-BGD&ĐT.
3. Công tác GDNGLL ở Trường Tiểu học (Trường đại học sư phạm Hà Nội 1) 4. Sổ tay người phụ trách (Nhà xuất bản giáo dục)
5. Các bài tham luận, các chuyên đề về HĐGDNGLL. 6. Các văn bản chỉ đạo về HĐGDNGLL của các cấp.
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU...1
1. Lý do chọn đề tài...1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài...2
* Mục tiêu:...2
* Nhiệm vụ:...2
3. Đối tượng nghiên cứu...2
4. Giới hạn của đề tài...3
5. Phương pháp nghiên cứu...3
II. PHẦN NỘI DUNG...3
1. Cơ sở lý luận...3
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu...4
3. Nội dung và hình thức của giải pháp...7
3.1. Mục tiêu của giải pháp...7
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp...7
3. 3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp...23
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp...24 4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu
1. Kết luận...26 2. Kiến nghị...27 TÀI LIỆU THAM KHẢO...29 MỤC LỤC 30