Nhận định và đánh giá tình hình doanh nghiệp qua giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Trang 25)

Giá thành sản xuất sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đã hoành thành. Nó là một chỉ tiêu chất lƣợng tổng hợp, phản ánh mọi ƣu, nhƣợc điểm trong quá trình tổ chức, quản lý sản xuất. Tiết kiệm chi phí, giảm giá

22

thành để không ngừng nâng cao lợi nhuận là một trong những yêu cầu cơ bản của công tác quản lý sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Thông qua giá thành, sự biến động của thị trƣờng về giá cả, doanh nghiệp sẽ xác định đƣợc số lƣợng sản phẩm cần sản xuất và tiêu thụ để đạt đƣợc lợi nhuận tối đa.

Theo phân tích tình hình biến động giá thành đơn vị, ta thấy: Thực tế doanh nghiệp sản xuất 4 loại sản phẩm trong đó có sản phẩm E mới đƣa vào sản xuất. Doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch giá thành với tinh thần tích cực, các chỉ tiêu giá thành kế hoạch đều thấp hơn giá thành đơn vị năm trƣớc đối với với 3 sản phẩm A, B, C, còn sản phẩm D thì có giá thành kế hoạch bằng năm trƣớc.

- So sánh giữa thực tế năm nay với năm trƣớc thì chỉ có sản phẩm B hạ đƣợc giá thành đơn vị, cụ thể giá thành của sản phẩm B hạ 200 nghìn đồng với tỉ lệ hạ 5%. Còn sản phẩm A, C, D thì không hạ đƣợc giá thành, cụ thể, giá thành sản phẩm A tăng 120 nghìn đồng với tỉ lệ tăng 2%, giá thành sản phẩm C tăng 80 nghìn đồng với tỉ lệ tăng 1%, giá thành sản phẩm D tăng 360 nghìn đồng với tỉ lệ tăng 2%.

- So sánh giữa thực tế với kế hoạch thì chỉ có 2 loại sản phẩm B và E có đƣợc mức hạ giá thành đơn vị còn 3 loại sản phẩm A, C, D đều có giá thành đơn vị thực tế cao hơn kế hoạch. Tình hình trên cho thấy doanh nghiệp chƣa thực hiện tốt công tác giá thành một cách đồng bộ, cần phân tích thêm để làm rõ nguyên nhân tại sao giá thành đơn vị của sản phẩm A, C, D đều tăng.

Theo phân tích tình hình biến động tổng giá thành, ta thấy: Tổng giá thành của toàn bộ sản phẩm, thực tế so với kế hoạch tăng 33.687.200 nghìn đồng, tỉ lệ tăng 2,01%. Nhƣ vậy, công tác quản lý chi phí và phấn đấu hạ giá thành đã đƣợc thực hiện chƣa tốt. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn, ta đi sâu xem xét kết quả hạ giá thành ở từng loại sản phẩm:

- Sản phẩm so sánh đƣợc: Tổng giá thành thực tế so với kế hoạch tăng 33.696.000 nghìn đồng, tỉ lệ tăng 2,01% là do sản phẩm A, C, D có tổng giá thành tăng khá nhiều (sản phẩm A tăng 15.120.000 nghìn đồng với tỉ lệ tăng 4,08% , sản phẩm C tăng 8.160.000 nghìn đồng với tỉ lệ tăng 2,02%, sản phẩm D tăng 14.256.000 nghìn đồng với tỉ lệ tăng 2%), ngƣợc lại, tổng giá thành của sản phẩm B giảm 3.840.000 nghìn đồng với tỉ lệ giảm -2,06%. Nhƣ vậy, doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu các khoản mục giá thành sản phẩm A, C, D để tìm ra nguyên nhân làm tăng giá thành để có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Sản phẩm không so sánh đƣợc: Chỉ có sản phẩm E mới sản xuất kỳ này và khối lƣợng sản phẩm cũng ít, có tính chất thăm dò và kết quả là giá thành thực tế thấp hơn kế hoạch đề ra. Đây là một biểu hiện tốt cho doanh nghiệp.

Theo phân tích tình hình thực hiện giá thành so sánh đƣợc, ta thấy: Doanh nghiệp nhìn chung chƣa thực hiện tốt nhiệm vụ hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh đƣợc. Mức hạ giá thành thực tế tăng thêm so với kế hoạch là 34.692.000 nghìn đồng,

23

tỉ lệ hạ giá thành thực tế cũng tăng thêm so với kế hoạch 2%. Để có thể kết luận chính xác hơn, ta nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng:

- Về nhân tố số lƣợng sản phẩm sản xuất, nhìn chung doanh nghiệp chƣa hoàn thành tốt kế hoạch sản lƣợng sản xuất, giảm 4,6% làm giảm mức hạ 846.938 nghìn đồng. Cả 4 sản phẩm A, B, C, D đều bị giảm sản lƣợng. Doanh nghiệp cần tìm nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.

- Về nhân tố kết cấu mặt hàng, do kết cấu mặt hàng thay đổi làm mức hạ giá thành tăng 33.696.000 nghìn đồng, tƣơng ứng tỉ lệ hạ tăng 1,99%. Kết quả này là do doanh nghiệp đã tăng tỉ trọng sản xuất sản phẩm A ( 30,42% tăng lên 31,16%) và sản phẩm D (19,34% tăng lên 19,59%), giảm tỉ trọng sản xuất sản phẩm B (24,65% xuống còn 23,74%) và sản phẩm C (25,35% xuống còn 25,23%). Kết cấu mặt hàng này thay đổi là hợp lý hay không cần phải có thêm thông tin về nhu cầu thị trƣờng đối với từng loại sản phẩm.

- Về nhân tố giá thành đơn vị, do giá thành đơn vị sản phẩm tăng làm mức hạ giá thành tăng thêm 33.696.000 nghìn đồng, tỉ lệ hạ hạ giá thành tăng tƣơng ứng 1,99% so với kế hoạch. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp chỉ giảm đƣợc giá thành của sản phẩm B và E, trong khi đó giá thành của sản phẩm A, C, D lại tăng. Vì vậy, doanh nghiệp cần đi sâu xem xét các khoản mục giá thành sản phẩm để có biện pháp giảm giá thành một cách hợp lý.

Theo phân tích chỉ tiêu chi phí trên 1000 đồng giá trị sản phẩm, ta thấy: Doanh nghiệp đƣợc đánh giá chung là chƣa tốt ( F = 23,12 > 0), chứng tỏ doannh nghiệp chƣa hoàn thành tốt kế hoạch chi phí trên 1000 đồng giá trị sản phẩm. Để thấy rõ nguyên nhân dẫn đến kết quả này ta đi sâu phân tích mức độ của từng nhân tố ảnh hƣởng của từng nhân tố:

- Về nhân tố kết cấu mặt hàng, kết cấu mặt hàng thay đổi đã làm cho chi phí bình quân trên 1.000 đồng sản phẩm tăng thêm 1,74 đồng. Việc tăng này là do doanh nghiệp tăng tỉ trọng sản phẩm D (sản phẩm D có chi phí trên 1.000 đồng giá trị sản phẩm cao) và giảm tỉ trọng sản phẩm B (sản phẩm B có chi phí 1.000 đồng giá trị sản phẩm thấp). Sự thay đổi kết cấu này nhìn chung không có lợi cho doanh nghiệp vì nó làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận.

- Về nhân tố giá thành đơn vị, do giá thành đơn vị sản phẩm giảm làm chỉ tiêu chi phí cho 1.000 sản phẩm hàng hoá tăng thêm 12,11 đồng. Đây là biểu hiện chƣa tốt của công tác quản lý chi phí tại doanh nghiệp, sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Ở đây chỉ có giá thành của sản phẩm B và E giảm, doanh nghiệp cần đi sâu nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân làm giá thành sản phẩm A, C, D tăng để có biện pháp khắc phục. - Về nhân tố giá bán đơn vị, việc giá bán đơn vị sản phẩm thay đổi làm chỉ tiêu chi phí cho 1.000 sản phẩm hàng hoá tăng 9,27 đồng. Đây là biểu hiệu không thuận lợi cho

24

doanh nghiệp, tất cả các sản phẩm đều có giá bán đơn vị giảm so với kế hoạch. Doanh nghiệp cần xem xét lại công tác quản lý sản xuất và chi phí của doanh nghiệp.

Theo phân tích khoản mục giá thành sản phẩm A, ta thấy: Qua bảng phân tích, nhìn chung cho ta thấy tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng để sản xuất 63.000 sản phẩm A thực tế so với kế hoạch tăng 9.702.000 nghìn đồng nguyên nhân do chi phí nguyên vật liệu Y và Z tăng so với kế hoạch. Bảng phân tích cho thấy nhân tố lƣợng vật liệu đã làm cho chi phí sản xuất tăng 4.410.000 nghìn đồng do nguyên liệu Y tăng so với định mức (từ 5kg tăng đến 8kg), còn vật liệu Z thì giảm (từ 11kg giảm còn 10kg). Để đi đến kết luận tốt hoặc không tốt về nhân tố này, ta phải cần có tài liệu ở bộ phận kỹ thuật, để tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.

Giá vật liệu thay đổi, gồm giá mua tại nơi cung cấp và chi phí phát sinh trong quá trình thu mua:

- Giá mua thay đổi thƣờng do chính sách nhà nƣớc điều chỉnh thay đổi (cƣớc phí, xăng dầu,…) do nguồn cung cấp thay đổi, hoặc do quy cách, chất lƣợng vật liệu thay đổi.

- Chi phí thu mua thay đổi thƣờng do cƣớc phí vận chuyển bốc dỡ, phƣơng tiện vận chuyển, địa điểm cung cấp vật liệu thay đổi,… Tài liệu trên cho ta thấy: nhân tố giá vật liệu đã làm tổng chi phí tăng 5.292.000 nghìn đồng, là do giá của vật liệu Y giảm (từ 40 nghìn đồng giảm đến 38 nghìn đồng) và giá của vật liệu Z tăng (từ 50 nghìn đồng tăng đến 60 nghìn đồng). Để thấy rõ nguyên nhân dẫn đến kết quả này cần có tài liệu của phòng thu mua và phòng kế toán để có kết luận.

2.1.3. Nhận định và đánh giá tình hình doanh nghiệp qua lợi nhuận

Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp,là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên sự gia tăng bền vững của lợi nhuận phải đƣợc dựa trên nền tảng chủ yếu của sự gia tăng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng. Sự thay đổi của lợi nhuận chịu sự tác động của các nhân tố: khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ, giá bán và chi phí. Để đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận nhà quản lý doanh nghiệp phải thấy đƣợc tác động của các nhân tố này đến lợi nhuận.

Các nhân tố làm ảnh hƣởng đến tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đó là :

- Khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ: Khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ tăng làm cho tổng lợi nhuận tăng và ngƣợc lại. Vì vậy có thể nói tăng khối lƣợng tiêu thụ là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.. Theo kết quả ở chƣơng 1, sản lƣợng tiêu thụ giảm 4,87% nên làm lợi nhuận giảm 35.465.792,13 nghìn đồng. Đây là một biểu hiện không tốt của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những biện pháp để khắc phục.

25

- Kết cấu hàng bán: Mỗi sản phẩm hàng hoá có tỉ suất lợi nhuận cao thấp khác nhau, cho nên cùng doanh thu nhƣ nhau, nếu tăng tỉ trọng mặt hàng có tỉ suất lợi nhuận cao, giảm tỉ trọng mặt hàng có tỉ suất lợi nhuận thấp sẽ làm cho tổng lợi nhuận tăng và ngƣợc lại. Kết cấu mặt hàng chịu sự tác động rất lớn của quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu trên thị trƣờng. Mặt khác việc tăng giảm tỉ trọng của từng mặt hàng tiêu thụ còn tuỳ thuộc vào chính sách kích cầu của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Theo kết quả ở chƣơng 1, thay đổi kết cấu hàng bán làm cho lợi nhuận giảm 4.090.207,87 nghìn đồng. Đây là một biểu hiện không tốt của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những biện pháp để khắc phục.

- Giá vốn hàng bán đơn vị: Giá vốn hàng bán đơn vị sản phẩm có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với lợi nhuận. Khi giá vốn hàng bán tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm và ngƣợc lại. Theo kết quả ở chƣơng 1, tổng giá vốn hàng bán tăng làm cho lợi nhuận giảm 3.3687.200 nghìn đồng. Giá vốn hàng bán đơn vị thay đổi có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong công tác quản lý, phấn đấu giảm giá vốn hàng bán là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận.

- Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với lợi nhuận. Khi chi phí bán hàng tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm và ngƣợc lại. Theo kết quả ở chƣơng 1, chi phí bán hàng giảm làm cho lợi nhuận tăng 2.953.813 nghìn đồng. Đây là một biểu hiện tốt trong công tác quản lý chi phí doanh nghiệp. Chi phí bán hàng thay đổi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do việc sử dụng lao động, vật tƣ, tiền vốn cho bộ phận bán hàng tốt hay không tốt. Chính vì vậy, tổ chức hợp lý công tác tiêu thụ sản phẩm, giảm chi phí bán hàng là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với lợi nhuận. Khi chi phí quản lý doanh nghiệp tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm và ngƣợc lại. Theo kết quả ở chƣơng 1, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm làm cho lợi nhuận tăng 3.535.058 nghìn đồng. Đây là một biểu hiện tốt trong công tác quản lý chi phí doanh nghiệp. Do đó giảm chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận.

- Giá bán: Giá bán có mối quan hệ tỉ lệ thuận với lợi nhuận. Khi giá bán tăng sẽ làm cho lợi nhuận tăng và ngƣợc lại. Theo kết quả ở chƣơng 1, giá bán thay đổi làm cho lợi nhuận giảm 41.373.500 nghìn đồng. Đây là một biểu hiện không tốt của doanh nghiệp. Giá bán thay đổi có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Ví dụ: chất lƣợng sản phẩm thay đổi, sản phẩm không phù hợp thị hiếu tiêu dùng, quan hệ cung cầu biến động … Do đó doanh nghiệp cần có biện pháp phù hợp để khắc phục. Vì lợi nhuận phản ánh kết quả kinh doanh, các nhân tố tác động tới lợi nhuận ảnh hƣởng đối với việc ra quyết định kinh doanh nên khi phân tích tình hình và kết quả kinh doanh, cần đi sâu xem xét chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhƣ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và các khoản lợi

26

nhuận khác nhằm tìm giải pháp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp một cách bền vững. Qua kết quả thống kê tỉ trọng của các chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp, ta thấy: - Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng là hoạt động chính để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp với lợi nhuận đạt đƣợc là 620.223.171 nghìn đồng, chiếm 98,92% trên tổng lợi nhuận. Đây là một biểu hiện tốt của doanh nghiệp vì doanh nghiệp đã tập trung vào việc sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, phần lợi nhuận này vẫn chƣa đạt kế hoạch của doanh nghiệp, bởi vì doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch trên các chỉ tiêu về khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, hạ giá thành, chi phí,… nhƣ đã phản ánh ở trên. Doanh nghiệp cần tìm ra những nguyên nhân để đề ra các giải pháp nhằm tăng khối lƣợng tiêu thụ, giảm chi phí sản xuất cũng nhƣ chi phí ngoài sản xuất.

- Lợi nhuận từ hoạt động đầu tƣ kinh doanh chứng khoán của doanh nghiệp không tốt, chi phí bỏ ra là 48 tỉ nhƣng chỉ thu về 40 tỉ, bị lỗ mất 8 tỉ. Chứng khoán là các tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động lớn của rủi ro. Vì vậy, doanh nghiệp khi đầu tƣ kinh doanh chứng khoán cần quan tâm tới việc xem xét, đánh giá các rủi ro liên quan, trên cơ sở đó đề ra các quyết định trong việc lựa chọn, nắm giữ hay bán các chứng khoán

- Các lợi nhuận khác của doanh nghiệp là 14.800.000 nghìn đồng, chiếm 2,36 % tổng lợi nhuận. Trong đó, do giao hàng chậm nên doanh nghiệp bị phạt 200 triệu đồng. Đây là một biểu hiện không tốt của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xem lại khâu sản xuất sản phẩm và đề ra các biện pháp thích hợp để đẩy nhanh tốc độ sản xuất sản phẩm mà vẫn đảm bảo yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng để kịp thời gian giao hàng trong hợp đồng, tránh trƣờng hợp bị phạt do vi phạm hợp đồng và cũng giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp.

2.2. hó khăn và thuận lợi, cơ hội và thách thức 2.2.1. hó khăn

Dịch Covid-19 xảy ra và nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới làm sức mua của nền kinh tế toàn cầu giảm, hoạt động giao thƣơng hạn chế, dẫn đến việc giãn, huỷ, hoãn các đơn đặt hàng, gây sụt giảm kim ngạch xuất khẩu và làm giảm sản lƣợng, doanh thu của DN. Điều này ảnh hƣởng đến nhiều DN ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau; trong đó có công ty ABC, đƣợc thể hiện qua tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ABC trong năm 2019 và 2020.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)