Khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu kiến thức địa lí về dân cư nước ta.

Một phần của tài liệu Một số kiến thức kỹ năng lựa chọn và dạy bồi dưỡng đội tuyến học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 tham gia thi cấp Tỉnh_2 (Trang 25 - 28)

năng tìm hiểu kiến thức địa lí về dân cư nước ta.

Ví dụ:

- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách phân tích bản đồ trang 16 (dạy bài 16) học sinh rút ra nhận xét :

+ Phân bố các dân tộc nước ta không đều: Các nhóm dân tộc ít người chỉ có trên 13% dân số nhưng phân bố rất rộng trên khắp các vùng trong cả nước. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng, nhất là ở đô thị.

+ Hiểu được ngữ hệ và các nhóm ngôn ngữ của các dân tộc.

- Phân tích các bản đồ, biểu đồ trang 15 của Atlat (dạy từ bài 16-17 SGK) rút ra kết luận về đặc điểm dân cư và nguồn nhân lực nước ta:

+ Dựa vào màu sắc của bản đồ, phân tích mật độ dân số: Nước ta có mật độ dân số cao nhưng phân bố không đều (tập trung đông ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt mật độ dân số ở các thành thị rất cao, thưa thớt ở miền núi nhất là vùng Tây nguyên).

+ Phân tích biểu đồ phát triển dân số nước ta qua các năm, từ đó học sinh nhận thức được: Dân số nước ta đông, gia tăng nhanh từ đầu thế kỷ XX đến nay (Năm 1960 có

khoảng 30,17 triệu người. Năm 1989 có 64,41 triệu người. Năm 1999 có 76,3 triệu người. Năm 2003 có khoảng 80,9 triệu người, năm 2007 có khoảng 85,97 triệu người).

+ Phân tích tháp tuổi trong biểu đồ để rút ra kết luận: Dân số nước ta có kết cấu dân số trẻ, giải thích xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi ở nước ta. So sánh được giới tính giữa nam và nữ tương đối cân bằng.

+ Qua biểu đồ sử dụng lao động theo ngành, học sinh có thể nhận thức được : Nước ta có nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trong nông - lâm - thuỷ sản chiếm tỷ lệ cao, công nghiệp và dịch vụ còn thấp.

7.1.4. Kết quả đạt được 7.1.4.1. Kết quả định tính 7.1.4.1. Kết quả định tính

Khi được giao nhiệm vụ dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 thi cấp tỉnh môn Địa lí tôi rất vui vì đã được nhà trường, tổ chuyên môn đề cao, tin tưởng giao nhiệm vụ và cảm thấy rất tự tin để đảm nhận công việc.

Từ thực tế cho thấy, khi có kỹ năng lựa chọn học sinh vào đội tuyển tôi đã lựa chọn được các em có đủ năng lực, phẩm chất để tham gia kỳ thi lớn cấp tỉnh. Đội tuyển chỉ có từ 3 đến 5 học sinh, vì vậy cần phải có sự lựa chọn chính xác. Năm học 2017 - 2018 tôi được giao nhiệm vụ dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 thi cấp tỉnh môn Địa lí, ở các lớp tôi dạy tôi đã theo dõi được một vài em có khả năng học tập môn Địa lí, song tôi lại phát hiện ở lớp khác có học sinh có năng lực học tập môn Địa lí rất tốt nhưng em lại không thích vào đội tuyển với nhiều lí do như em muốn thử sức ở môn học khác, môn học đó nằm trong số các môn em thi đại học, em thích thầy - cô dạy môn đó ..., nhưng khi được tôi động viên, khích lệ, phân tích những lợi thế khi có kết quả cao ở kỳ thi học sinh giỏi thành phố và cho em thấy tôi có thể là bạn để hiểu được em, là thầy để dìu dắt em, là bến đỗ để em yên tâm gửi gắm niềm tin thì em đã hiểu ra mình rất có năng lực và rất được coi trọng ở môn Địa lí, em cũng thấy yêu môn Địa lí nhiều hơn, môn Địa lí lại như có thêm ma lực hấp hẫn và cuốn hút em. Vì thế không chỉ đưa em về được đội tuyển mà tôi cũng đã chuẩn bị được cho em một tinh thần tốt nhất, một tâm thế sẵn sàng để chinh phục thử thách. Với sự thành công đó đã cho tôi thêm kinh nghiệm về việc lựa chọn và thu hút học sinh vào đội tuyển như thế nào. Vì vậy, năm học 2018 - 2019 khi tôi lại được giao nhiệm vụ dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 thi cấp tỉnh môn Địa lí, tôi đã rất vững vàng và tự tin để lựa chọn đội tuyển trong bối cảnh học sinh lớp khối C của trường có một số em học được và đều các môn thì đã lựa chọn thi các môn khác. Tôi đã vận dụng tất cả kinh nghiệm và khả năng của mình bắt tay vào công việc đầu tiên là lựa chọn đội tuyển. Từ những em mình đã có thời gian giảng dạy và theo dõi, những em đã có thành tích thi học sinh giỏi Địa lí cấp trường năm trước đến việc tìm kiếm, phát hiện ở các lớp khối A. Để lựa chọn chính xác tôi đã lấy gần 10 em để dạy một số buổi và cho các em làm một số bài kiểm tra. Đây cũng chính là khoảng thời gian để động viên, khích lệ, chuẩn bị tâm lí cho các em tốt nhất. Vì vậy, khi các em được lựa chọn vào đội tuyển các em luôn có một tâm thế sẵn sàng và đầy khí thế.

Trong quá trình học tập các kiến thức Địa lí tôi luôn đưa đến cho các em bằng nhiều cách, nhiều phương pháp khác nhau để các em tiếp thu được tốt nhất và luôn cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái khi học, đặc biệt không tạo áp lực cho các em và không làm cho các em cảm thấy nản. Điều mà tôi nhận thấy ở các em là sự thay đổi cách nhìn và phương pháp học môn Địa lí. Các em khối A đã thấy được việc học Địa lí không phải là học thuộc thuộc lòng như con vẹt, các em khối C thì thấy việc làm các bài tập Địa lí không quá khó khi có các cách giải khoa học và dễ hiểu.

7.1.4.2. Kết quả định lượng

Tôi được nhà trường và tổ chuyên môn tin tưởng giao cho dạy đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 thi cấp tỉnh môn Địa lí nhiều năm và 02 lần gần đây nhất là: năm học 2017 - 2018 và năm học 2018 - 2019. Mỗi năm đội tuyển Địa lí tham gia thi cấp tỉnh với 03 học sinh, như vậy trong tổng số 06 học sinh tham gia thi thì có 04 em đã đạt giải, gồm: 01 em đạt giải nhì, 02 em đạt giải ba, 01 em đạt giải khuyến khích. Đây là kết quả rất cao của môn Địa lí tham gia thi cấp tỉnh của một trường học ban cơ bản mà đối tượng học sinh chủ yếu là con em dân tộc thiểu số. Tôi thấy rất vui khi đội tuyển do mình phụ trách đạt kết quả cao, điều đó không chỉ mang lại lợi thế cho học sinh ở các kỳ thi THPT quốc gia mà còn mang lại thành tích cho nhà trường và khẳng định được năng lực, vị trí, uy tín của người dạy.

7.1.5. Kết luận khoa học

Chương trình và kiến thức môn học mà người thầy chuyển tải tới học sinh đều phải như nhau nhưng mỗi người thầy lại chọn cho mình một cách dạy linh hoạt, một đường đi khác nhau sao cho ngắn nhất và hiệu quả nhất. Để sau mỗi bài học người thầy không chỉ mang đến cho học sinh những kiến thức địa lí thuần tuý mà còn dạy các em cách tư duy logic, suy luận khoa học, kích thích sự làm việc chủ động, hướng đến tầm nhìn khái quát, hành động cụ thể, chính xác.

Có cách thiết kế bài giảng linh hoạt và sinh động không chỉ giúp các em nắm bài một cách tự nhiên, nhẹ nhàng mà còn khiến các em hứng thú, sôi nổi cùng động não tham gia. Đó là cách giúp các em vui để học, để thầy và trò gần gũi nhau.

Dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 thi cấp tỉnh là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn và mang một trách nhiệm lớn. Bởi kết quả thi đội tuyển nó có tác động và ý nghĩa sâu rộng: từ cá nhân học sinh, tập thể lớp, thầy/cô giáo chủ nhiệm, thầy/cô dạy đội tuyển, đến tổ chuyên môn và cả nhà trường. Do đó đòi hỏi giáo viên phải luôn nâng cao, tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng cũng như tìm tòi kiến thức mới, tổng hợp kiến thức liên quan, thiết kế bài dạy khoa học, đơn giản hóa, dễ hiểu với học sinh. Bên cạnh đó việc lựa chọn học sinh có đủ năng lực vào đội tuyển cũng là kỹ năng vô cùng quạn trọng.

"Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo", "Chất lượng là danh dự của nhà trường" đây là các khẩu hiệu thường được dùng trong các trường phổ thông. Với cương vị là một giáo viên tôi ý thức được rằng mọi sự nỗ lực đều được ghi nhận qua kết quả thực tiễn. Là giáo viên trong Hội đồng giáo dục cũng là một mắt xích xây dựng nên danh dự của nhà trường. Vì vậy trên con đường giáo dục làm nên giá trị, uy tín mỗi giáo viên luôn đòi hỏi sự nỗ lực và tận tâm với nghề. Việc chọn và dạy bồi dưỡng đội tuyến học sinh giỏi lớp 12 thi cấp tỉnh môn Địa lí là việc

không dễ, song sự thành công nó lại đem đến cho thầy cô, nhà trường nhiều trái ngọt./.

7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:

Với qui mô là đề tài sáng kiến kinh nghiệm là tìm hiểu kiến thức kĩ năng bồi dưỡng đội tuyển 12 nhưng có thể sử dụng cho các đối tượng dạy học môn Địa lí ở nhiều loại hình dưới đây:

- Giúp cho giáo viên nhanh chóng phát hiện nhân tố trong dạy và học, từ đó nhanh chóng cải thiện phương pháp có hiệu quả hơn dối với các đối tượng dạy học cụ thể.

- Việc áp dụng các bước trong đề tài còn là cơ sở cho giáo viên hiểu, vận dụng cách tự hoàn thiện và nâng cao chính kiến thức kỹ năng của thầy cũng như đo và đánh giá từ đó nâng kiến thức, kỹ năng của đối tượng lựa chọn.

- Bài học qua thực nghiệm đề tài này còn giúp cho người dạy cần thấy rõ việc học rèn luyện kiến thức cơ bản là bản lề để rèn luyện kiến thức nâng cao. Ngoài ra việc cập nhật thông tin, cách kiểm tra đánh giá của đề thi bộ môn là một yêu cầu quan trọng đóng góp cho người dạy.

- Tin tưởng, hy vọng giành tình cảm, biết động viên khích lệ học sinh đúng lúc cũng là bài học đóng góp lên sự thành công.

- Qua thực tiễn dạy học và nghiên cứu đề tài này tôi còn nhận thấy học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách sâu rộng, có hệ thống thông qua các phương tiện dạy học tích cực và quan trọng hơn là tạo được sự hứng thú, say mê với môn học. Có được kĩ năng thực hành, tự tìm tòi kiến thức trên bảng số liệu, biểu đồ, Át lát để phục vụ cho bài học. Nhờ đó mà các em đã đạt được những thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi, thi THPT Quốc gia.

Một phần của tài liệu Một số kiến thức kỹ năng lựa chọn và dạy bồi dưỡng đội tuyến học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 tham gia thi cấp Tỉnh_2 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)