Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ môi trường (Trang 62 - 63)

6. Kết cấu của Khĩa luận

2.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Thời gian qua, cơng tác BVMT trong hoạt động KTKS ở nước ta đã đạt được một số kết quả nhất định tuy nhiên vẫn chưa thực sự giải quyết được những thách thức cho mơi trường mà hoạt động KTKS mang lại. Nghị quyết số 35/2013/NQ-CP của Chính phủ ngày 18/03/2013 về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường xác định ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động KTKS là vấn đề cấp bách và đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ BVMT trong hoạt động KTKS. Trong số các giải pháp được đưa ra cĩ giải pháp hồn thiện pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS . Thiết nghĩ, để hồn thiện pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS phải dựa trên các cơ sở sau:

Thứ nhất, khống sản là tài nguyên cĩ vai trị hết sức quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, đây là tài nguyên cĩ hạn và khơng tái tạo do đĩ cần phải KTKS một cách cĩ kế hoạch, đảm bảo tiết kiệm và giữ gìn loại tài nguyên này. Pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS phải thiết lập được cơ chế bảo đảm cho việc KTKS được tiến hành một cách tiết kiệm, ngăn chặn tình trạng khai thác tràn lan, bừa bãi gây thất thốt khống sản. Từ đĩ sẽ giúp bảo đảm khả năng cung cấp lâu dài nguồn khống sản cho cuộc sống con người.

Thứ hai, hoạt động KTKS gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với tài nguyên đất, nước, khơng khí, các nguồn sinh vật và các thành phần mơi trường khác. Do đĩ, cần thiết phải thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến mơi trường trong quá trình KTKS, cần tăng cường cơng tác cải tạo, phục hồi mơi trường trong KTKS. Pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS phải quy định chặt chẽ, cụ thể trách nhiệm cũng như các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, cải tạo, phục hồi mơi trường do hoạt động KTKS mang lại để bảo đảm cho cơng tác BVMT trong hoạt động KTKS được thực hiện hiệu quả.

Thứ ba, phát triển bền vững là xu thế mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng tới. Để đạt được sự phát triển bền vững, cần giải quyết hài hịa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, ổn định chính trị và BVMT. Nếu cơng tác BVMT trong hoạt động KTKS được tiến hành cĩ hiệu quả thì chúng ta sẽ giảm bớt được mối lo ngại cho quá trình phát triển của quốc gia, tận dụng được lợi thế về tiềm năng khống sản để phát triển kinh tế, xã hội.

Thứ tư, nhìn nhận hệ thống quy phạm pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS và thực trạng thực thi ở Việt Nam, thấy rằng bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn cịn tồn tại khơng ít bất cập, hạn chế. Do đĩ, cần phải thực hiện các giải pháp nhằm phát huy những kết quả đạt được đồng thời khắc phục những bất cập, hạn chế của pháp luật về BVMT trong hoạt động KTKS.

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ môi trường (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w