Nhiều quốc gia sử dụng hạn ngạch và biểu thuế nhập khẩu để giữ cho giá trong nước của một sản phẩm cao hơn các mức giá thế giới và do đó làm cho ngành công nghiệptrong nước được hưởng lợi nhuận cao hơn so với tự do thương mại. Tuy nhiên, cái giá mà xã hội phải trả cho sự bảo hộ này có thể sẽ cao (do số mất của người tiêu dùng lớn hơn số được của người sản xuất). Chúng ta sử dụng đường cung, cầu như hình 10 để thấy hạn ngạch hay thuế nhập khẩu gây ra cái gì. Khi không có hạn ngạch hay thuế, một nước có thể nhập một sản phẩm khi giá thế giới thấp hơn giá trên thị trường khi không có nhập khẩu. Hình 9 miêu tả điều đó. S và D là cung và cầu trong nước. Nếu không có nhập khẩu thì giá và lượng cân bằng trong nước là P0 và Q0. Khi giá thế giới PW thấp hơn P0 nên người tiêu dùng trong nước có ý muốn mua ở ngoài nước, điều họ sẽ làm nếu việc nhập khẩu không bị hạn chế. Giá trong nước sẽ giảm xuống bằng giá thế giới và do đó sản lượng sản xuất trong nước sẽ giảm xuống là QS và lượng tiêu dùng trong nước sẽ tăng
lên là Qd. Như vậy, lượng nhập khẩu là chênh lệch giữa lượng tiêu dùng và lượng sản xuất ra trong nước (QS – Qd).
Hình 10. Thuế hay hạn ngạch xuất khẩu
Bây giờ giả sử chính phủ phải nhượng bộ trước áp lực từ phía các ngành công nghiệp trong nước, loại trừ việc nhập khẩu từ thị trường đó bằng cách áp đặt một hạn ngạch là cấm nhập khẩu sản phẩm đó. Giá trong nước sẽ tặng tới P0. Những người tiêu dùng còn mua sản phẩm đó (trong lượng Q0) sẽ phải trả giá nhiều hơn và sẽ mất thêm một lượng thặng dư tiêu dùng thể hiện ở tam giác C. Như vậy, tổng thặng dư tiêu dùng bị mất sẽ là: ΔCS = – A – B – C Đối với người sản xuất, lúc này lượng cung cao hơn (Q0 thay vì QS) và được bán với giá cao hơn (P0 thay cho Pw). Do đó thặng dư sản xuất tăng thêm là hình thang A. Tổng lượng thay đổi trong thặng dư của cả người sản xuất và người tiêu dùng là ΔCS+ ΔPS= – B – C. Lại một lần nữa chúng ta thấy người tiêu dùng mất nhiều hơn người sản xuất có được. Ngoài ra, cũng làm cho việc nhập khẩu giảm bằng không thông qua cách áp đặt thuế cao thì mức thuế đó sẽ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch giữa P0 và Pw. Khi đó sẽ không có nhập khẩu và tất nhiên chính phủ không có nguồn thu từ thuế nên hệ quả đối với người tiêu dùng và người sản xuất giống như hạn ngạch. Thông thường, chính sách của chính phủ nhằm hạn chế (chứ không phải thủ tiêu) nhập khẩu.
Chính sách này có thể gây ra như trường hợp đánh thuế nhập khẩu hoặc quy định hạn ngạch như thể hiện trong hình 11. Nếu không có thuế hay hạn ngạch thì giá trong nước bằng giá thế giới Pw và nhập khẩu sẽ là QT – Qd. Bây giờ giả định một mức thuế là T/1 đơn vị đánh vào hàng nhập khẩu. Trường hợp này sẽ làm giá trong nước tăng lên P* (giá thế giới công với thuế nhập khẩu) nên lượng sản xuất trong nước sẽ tăng và lượng tiêu dùng trong nước sẽ giảm. Trong hình 11 ta thấy thuế sẽ dẫn đến một số thay đổi trong thặng dư tiêu dùng được biểu thị bằng: ΔCS = – A – B – C – D
Hình 11. Tác động của thuế hoặc hạn ngạch nhập khẩu
Lượng thay đổi trong thặng dư sản xuất là: ΔPS = A Cuối cùng, chính phủ sẽ thu được một lượng tiền từ thuế bằng thuế/ 1 đơn vị sản phẩm nhân với tổng lượng nhập khẩu biểu thị là hình chữ nhật D. Tổng lượng thay đổi trong phúc lợi xã hội cộng với doanh thu từ thuế của chính phủ được thể hiện là: – A – B – C – D + A + D = – B – C Các tam giác B và C biểu thị phúc lợi xã hội mất đi do hạn chế nhập khẩu. Giả sử chính phủ dùng hạn ngạch nhập khẩu thay cho thuế để hạn chế nhập khẩu thì các nhà sản xuất nước ngoài chỉ được phép đưa vào một lượng hàng nhất định (Q’ T – Q’ d) như trong hình 4.8. Khi đó nhà sản xuất nước ngoài có thể định một mức giá P* cao hơn để bán ở trong nước.
Trường hợp này lượng thay đổi trong thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tương tự như trường hợp đánh thuế ở trên, nhưng có một sự khác biệt là doanh thu từ thuế biểu thị ở hình chữ nhật D do chính phủ thu được sẽ chuyển sang các nhà sản xuất nước ngoài (trên tư cách là người được cấp phép nhập khẩu) và thu lợi nhuận cao hơn. So sánh với thuế nhập khẩu thì hạn ngạch sẽ tổn thất nhiều hơn do mất diện tích D (vào người được cấp giấy phép nhập khẩu) cùng với B và C.