Công ty cổ phần hóa chất sơn Hà nội

Một phần của tài liệu Tác động của cổ phần hóa đối với hoạt động đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 31 - 34)

9. Kết cấu của luận văn

3.1. Công ty cổ phần hóa chất sơn Hà nội

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Khi mới thành lập công ty có tên là “Liên xưởng sơn Thái Bình” là một DNNN trực thuộc sở công nghiệp Hà Nội. Ngày 09/11/1959 công ty được thành lập trên cơ sở công tư hợp doanh của 13 cơ sở sản xuất sơn ở Hà Nội theo quyết định của Ủy ban hành chính Hà Nội.

3.1.2. Đổi mới công nghệ trƣớc cổ phần hóa của Công ty cổ phần hóa chất sơn Hà Nội.

Ban đầu là Xí nghiệp sơn Hà Nội, được thành lập năm 1965 trên cơ sở tư bản hợp doanh. Đến năm 1986 được chuyển thành Công ty hóa chất sơn Hà nội, với 300 công nhân, sản lượng khoảng 700 tấn sơn thành phẩm mỗi năm. Công nghệ lúc bấy giờ là công nghệ cũ, nồi thủ công, đun bằng than hoặc củi, sản phẩm sơn gỗ, dùng chủ yếu cho sửa chữa nhà cửa. Tuy nhiên DN có một lợi thế lớn là có mặt bằng nhà xưởng rộng rãi với 31800m2 nhà xưởng tại một vị trí được coi là thuận lợi.

Sản xuất hoá chất là tương đối khó, đòi hỏi rất khắt khe về yêu cầu kỹ thuật, tính ổn định chất lượng sản phẩm. Do vậy đi liền với nó là cả một qui trình công nghệ tiên tiến cũng như đội ngũ cán bộ, công nhân phải có trình độ nhất định để vận hành dây truyền công nghệ.

* Các Dự án ĐMCN trƣớc CPH

- Thời kỳ 1986 đích thân giám đốc và đoàn cán bộ kỹ thuật công ty đã có chuyến đi tham quan tìm hiểu một dây truyền sản xuất sơn hoàn toàn mới và hiện đại của Ý để phục vụ cho việc quyết định đầu tư ĐMCN của công ty.

Song việc quyết định đầu tư hay không đầu tư lại là cả một vấn đề mà Công ty đang rất khó giải quyết bởi gặp nhiều luồng tư tưởng khác nhau. Có thể nói quyết định này đang đứng giữa nga ba đường, thuận lợi và khó khăn đều có cả, có thể phân tích vấn đề này như sau:

- Về những mặt thuận lợi

+ Dây truyền công nghệ hiện tại của công ty tuy không còn mới nhưng vẫn thuộc vào loại khá .

+ Sản phẩm của Công ty vốn có uy tín, ấn tượng tốt ổn định và có lượng bạn hàng thân thiết ổn định từ nhiều năm, đã có chỗ đứng trên thị trường (từ Miền Trung trở ra).

+ Đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ, yêu nghề được đào tạo cơ bản có khả năng tiếp thu nhanh chuyển giao công nghệ mới. Hàng năm, Công ty đều cử cán bộ, công nhân đi học để nâng cao tay nghề, trình độ quản lý, tiếp thu những kiến thúc mới, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân viên.

+ Về tài chính: Là DNNN nên mỗi năm Công ty được phép vay ưu đãi 500 triệu đồng, được vay vốn ODA ưu đãi, nguồn vốn tĩch luỹ của Công ty cũng khá cao. Qua trao đổi, Công ty khẳng định về mặt tài chính cho hoạt động ĐMCN không phải là vấn đề lo ngại so với các DN khác.

+ Mặt bằng sản xuất rộng rãi đủ phục vụ cho hoạt động ĐMCN.

- Khó khăn đối với việc ĐMCN

Đánh giá về những cái được, cái mất của dự án vay vốn ODA của Ấn Độ, các cán bộ công ty cho rằng mất nhiều hơn được. Quá trình làm thủ tục xin dự án rất vất vả, trong khi đó lợi ích cá nhân cho những người tham gia lại không có gì đáng kể, chỉ là một chuyến đi Ấn Độ ngắn ngày. Tri thức kỹ thuật có lẽ là điều đáng giá nhất học được qua dự án này, nhưng cách thức chuyển giao công nghệ thông qua đào tạo người, chứ không thông qua tài liệu kỹ thuật, có rủi ro là khi người được đào tạo không còn làm việc cho DN thì bí quyết công nghệ cũng theo họ ra đi.

Như vậy, quá trình hoạt động ĐMCN của công ty trước cổ phần hoá tác giả thấy nổi nên vấn đề về cơ chế chính sách quản lý kiểu cũ của Nhà nước là không còn phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, thậm chí kìm hãm sự phát triển đổi mới. Những khó khăn trong việc ĐMCN của công ty ngoài nguyên nhân khách quan ở trên còn xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan chính từ tư tưởng bao cấp, ỷ lại của đội ngũ cán bộ lãnh đạo mà đáng ra là có thể giải quyết được.

Trong những năm tiếp theo cho đến khi DN được CPH vào năm 2006, đã không có đổi mới nào đáng kể, DN làm ăn cầm chừng, thậm chí ngay khi thắng thầu làm sơn kẻ đường cho cầu Thăng Long, cầu Chương Dương (Hà Nội) thì DN cũng bị kẹt vốn và không thực hiện được. Không mấy thành công trong ngành sơn, vào đầu năm 2006, DN còn bị lãnh đạo Sở Công nghiệp Hà Nội ép phải cho thuê một phần diện tích nhà xưởng để cho người nhà làm trạm kinh doanh xăng dầu.

Một phần của tài liệu Tác động của cổ phần hóa đối với hoạt động đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)