Chƣơng trình mô phỏng, yêu cầu thiết bị và cấu hình

Một phần của tài liệu Giảm thiểu ảnh hưởng của các tấn công từ chối dịch vụ phân tán vào các website (Trang 67 - 68)

Tất cả các nghiên cứu thực nghiệm chúng tôi đều tiến hành trên máy tính với các chƣơng trình mô phỏng bằng phần mềm. Thông số cơ bản của máy tính chúng tôi dùng là:

68  CPU: Intel Core i5-3210M 2.5 Ghz

 RAM: 4 GB

 Hệ điều hành: Ubuntu 12.04 LTS Precis Pangolin  Video Card onboard

Để có thể mô phỏng đƣợc tất cả các tham số về độ trễ, thời gian gửi tin, độ lớn mỗi gói, có sinh dữ liệu tự động, mô phỏng cả trƣờng hợp Webserver có hỗ trợ cache… phải có phần cứng hỗ trợ. Điều mà không khả thi nếu triển khai toàn bộ các thành phần thiết bị cần thiết nhƣ trong nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi chọn sử dụng phần mềm mô phỏng, trong số đó NS-2.29 [19] là công cụ mô phỏng chính. Do đây là phần mềm miễn phí, hỗ trợ tất cả các chuẩn giao thức cơ bản, hỗ trợ cache, nhiều thƣ viện mở rộng và có khả năng tùy biến cách thức gửi tin rất tốt. Chúng tôi đã tùy chỉnh cách thức gửi tin để phù hợp với lƣu lƣợng ngƣời dùng hợp lệ trong mô hình mới.

Ngoài ra để đo bộ nhớ chúng tôi sử dụng dbstat là một công cụ thống kê bộ nhớ trong Linux rất trực quan và có thể chọn thời gian đo, hỗ trợ xuất file định dạng phù hợp.

Để minh họa các kết quả thông qua đồ thị trực quan chúng tôi sử dụng Gnuplot phiên bản 4.6 chạy trên Ubuntu, hoặc dùng Gnuplot trên Window phiên bản 5.0 để hỗ trợ tiếng Việt khi trình bày thông tin các nhãn. Các kết quả chúng tôi lấy từ thống kê bên môi trƣờng Ubuntu.

Một phần của tài liệu Giảm thiểu ảnh hưởng của các tấn công từ chối dịch vụ phân tán vào các website (Trang 67 - 68)