Các vật liệu liên kim loại đất hiếm-kim loại chuyển tiếp
5.3.4. Sự phụ thuộc của ART vào nồng độ đất hiếm
Sự phụ thuộc vào nồng độ đất hiếm của ART đ−ợc minh họa trên hình 5.12. Rõ ràng là đối với cả 3 hệ hợp chất Gd-Fe, Gd-Co và Gd-Ni, ART đều có xu h−ớng tăng với sự tăng nồng độ đất hiếm. Xu h−ớng thay đổi đó, nh− đã chỉ ra từ bản chất của cơ chế t−ơng tác 4f-5d-4f, là do mức độ lai hóa 3d-5d tăng lên (xem thêm mục 3.3.3). Để so sánh và làm rõ hơn vấn đề này, sự phụ thuộc của ART vào MT cũng đ−ợc biểu diễn ở trên hình 5.13. Nhận thấy rằng, đối với các hợp chất Gd-T có mômen từ lớn (MT > 1,0 àB/at), ART giảm một cách tuyến với MT. Điều này phản ánh một điều lôgic rằng khi nồng độ đất hiếm tăng, mức độ lai hóa 3d-5d tăng lên, mômen từ 3d giảm và t−ơng tác ART tăng lên. Chú ý rằng, mối liên hệ trên đây của ART và MT chủ yếu chỉ xảy ra đối với các hợp chất Gd-Fe và Gd-Co. Trong hai hợp chất này, sự tách vùng 3d rất mạnh nên ta có thể thảo luận sự biến
Hình 5.12. Sự phụ thuộc nồng độ đất hiếm của ART trong các hệ hợp chất Gd-Fe, Gd-Co và Gd-Ni [5.3]
đổi của ART theo một tham số về nồng độ. Đối với các hợp chất R-Ni, mối liên hệ ART và MT phức tạp hơn vì điều đó còn có thể phụ thuộc vào mức độ tách vùng: trong các hợp chất R-Ni, nói chung, mức độ tách vùng nhỏ do mật độ trật trạng thái ở mức Fermi thấp.
Hình5.13. Sự phụ thuộc MT của ART trong các hệ hợp chất liên kim loại Gd-T. Số liệu của các hợp chất Dy2(Co1-xNix)17 ký hiệu bằng các hình tam giác
[5.3] [5.5]