Đánh giá về kết quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc_ Thực trạng và giải pháp .doc (Trang 28 - 37)

95. SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP TỪ2005 ĐẾN 2009 PHÂN THEO NĂM

2.3 Đánh giá về kết quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại Vĩnh Phúc

- Hoạt động của FDI đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh cũng như quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước, tạo khả năng lớn cho sản xuất cũng như đa dạng cho các mặt hàng; dưới đây là những mặt tích cực mà FDI đã đóng góp cho nền kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc cũng như những mặt còn hạn chế.

2.3.1 Những đóng góp tích cực

2.3.1.1 Tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng

- Trong ngắn hạn cũng như dài hạn, nguồn vốn FDI là rất cần thiết cho sự phát triển của đất nước nói chung cũng như của tỉnh nói riêng. Vĩnh Phúc là một tỉnh còn non trẻ, mới được thành lập (tháng 7/1997 trước đó sáp nhập chung với Việt Trì và Phú Thọ và gọi chung là tỉnh Phú Thọ. Do vậy nói chung Vĩnh Phúc vẫn là một tỉnh nghèo của Việt Nam, trình độ sản xuất thấp, cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, mức sống người dân nhìn chung còn thấp (trừ mức sống của người dân thị xã Vĩnh Yên). Đó là lý do khiến nhu cầu về vốn của tỉnh rất lớn.

Khu vực kinh tế nhà nước 21.15%

Vốn ngoài nhà nước 64.6% Vốn FDI 14.25%

Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của tỉnh năm 2007 Nguồn: Sở KHĐT Vĩnh phúc

- Việc thu hút nguồn vốn FDI không chỉ cho phép Vĩnh Phúc phát huy những lợi thế, tiềm năng của mình mà quan trọng hơn là đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống vật chất của nhân dân trong tỉnh.

2.3.1.2 Chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa - Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông – lâm nghiệp

Cơ cấu kinh tế năm 1995 Cơ cấu kinh tế năm 2004 ( Em chưa kịp bổ sung cơ cấu năm 2009, em xin phép được bổ xung ở bản thảo lần sau ạ)

Yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là đòi hỏi của bản thân sự phát triển nội tại nền kinh tế mà nó còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ. Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, các quốc gia sẽ ngày càng tham gia nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI,ngược lại chính FDI lại thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Có thể nói đóng góp quan trọng nhất của việc thu hút nguồn vốn FDI vào Vĩnh Phúc thời gian qua là đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Do tác động của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, nông thôn đang dần bị thu hẹp, sự hình thành ngày càng nhiều các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp đương nhiên nhu cầu lao động ngày càng tăng vì vậy lực lượng lao động ở khu vực nông nghiệp nông thôn ngày càng giảm. Vĩnh Phúc cũng nằm trong quy luật phát triển đó. Những năm trước 1997 kinh tế còn nhiều khó khăn, mức tăng trưởng chậm, phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, thu ngân sách của tỉnh mới chỉ đạt trên dưới 100 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người chỉ bằng 47,8% bình quân cả nước. Sau hơn 10 năm phát triển, Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh công nghiệp với cơ cấu kinh tế: CN – XD chiếm tỷ trọng: 57,9%, NN chiếm 16,3%, TM – DV chiếm 25,8%.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thường kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động( CCLĐ) trong khu vực nông thôn, sự chuyển dịch lao động của Vĩnh Phúc đã trải qua nhiều giai đoạn: Từ năm 1997 – 2000: CCLĐ trong N – L – TS là 79,3%, CN – DV: 9,3 %, DV: 11,4%; từ 2000 – 2005 tỷ lệ N – L – TS giảm xuống còn 59,9%, CN – XD tăng 17,4%, DV tăng 22,6%, từ năm 2005 – 2007 N – L – TS tiếp tục giảm xuống 55%, CN – XD tăng lên 21% và DV tăng lên 24%. Đến hết năm 2008 tỷ lệ này đã đạt mức: N – L – TS giảm xuống còn 52%, CN – XD 21%, Dv: 27%.

2.3.1.3 Giải quyết việc làm và nâng cao trình độ người lao động

- Vĩnh Phúc cũng như nhiều tỉnh và thành phố khác trong cả nước có tiềm năng và lực lượng lao động rất lớn, song chưa được khai thác và sử dụng nhiều. Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc nhóm có mức sinh giảm khá trong vòng 15 năm qua và đạt -0,03 vào năm 2005, Tổng tỷ suất sinh -TFR (số con/1 phụ nữ) năm 1999 là 1,90, dự báo đến 2010 là 1,80. Với các chỉ số trên và với mức tăng dân số tự nhiên của tỉnh bình quân giai đoạn 2006-2010 là 1,1% thì dự báo dân số tỉnh năm 2010 sẽ đạt 1240,0 nghìn người.

Trong dự báo này, đến năm 2010, dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh sẽ là 830 nghìn người, chiếm 67,2% tổng dân số. Như vậy, dân số trong tuổi lao động và số người già của huyện có xu hướng tăng lên và số trẻ em có xu hướng giảm xuống. Đi kèm với sự tăng số người trong độ tuổi lao động, lực lượng lao động cũng sẽ tăng với tốc độ 2,89%/năm trong thời kỳ 2006-2010.

Cơ cấu lao động năm 2000 Cơ cấu lao động năm 2005

Cơ cấu lao động năm 2010

Đơn vị: Triệu đồng Đóng góp vào ngân sách tỉnh theo năm( Nguồn: Sở KHDT Vĩnh Phúc)

- Tỉnh đã khuyến khích các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng nhiều lao động tại chỗ

2.3.1.4 Đóng góp vào ngân sách

- Thu ngân sách của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nguồn cho ngân sách năm sau cao hơn năm trước, đưa tỷ lệ thu ngân sách của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu ngân sách hàng năm của tỉnh

2.3.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Tuy việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông của tỉnh Vĩnh Phúc đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn những hạn chế, công tác lãnh đạo một số đơn vị chưa quyết tâm cao trong tổ chức và chỉ đạo thực hiện CCHC nói chung và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông nói riêng. Có nơi triển khai cơ chế một cửa còn hình thức. Một số cơ quan chưa niêm yết công khai thủ tục hành chính, phí và lệ phí hoặc mang tính chiếu lệ; việc ghi chép hồ sơ chưa khoa học; tỷ lệ giải quyết hồ sơ ở một số lĩnh vực còn chậm; phòng làm việc của bộ phận một cửa đa số chưa đủ diện tích theo quy định, một số đơn vị chưa được bố trí một phòng làm việc độc lập. Tinh thần, thái độ phục vụ của một số CBCC khi giải quyết công việc với tổ chức và công dân còn gây phiền hà, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và công dân. Công tác tuyên truyền của một số đơn vị còn hạn chế, chưa chủ động xây dựng kế hoạch cho công tác tuyên truyền về CCHC và cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC). Công tác thanh tra, kiểm tra công tác CCHC và thực hiện CCTTHC theo cơ chế một cửa ở một số đơn vị

Năm 2005 2006 2007 2008

chưa thường xuyên dẫn đến tình trạng thực hiện CCTTHC theo cơ chế một cửa ở một số đơn vị còn hình thức, chưa đáp ứng đúng mục đích, yêu cầu đề ra. Việc thực hiện chế độ báo cáo công tác CCHC của một số đơn vị còn chậm, chất lượng thấp, chưa đảm bảo yêu cầu.

Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh hàng đầu về thu hút nguồn vốn đầu tư ở phía Bắc. Hiệu quả nguồn vốn FDI đã tác động rất mạnh đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua. Nhưng gần đây, không ngoài xu thế chung của cuộc khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Là tỉnh có thế mạnh về công nghiệp với tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 là 33 nghìn tỷ đồng, trong đó khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt hơn 28 nghìn tỷ đồng, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh “đầu tàu” về sản xuất công nghiệp khu vực phía Bắc. Nhiều sản phẩm công nghiệp phục vụ sản xuất tiêu dùng, xuất khẩu luôn có mức tăng trưởng cao như: ô tô, xe máy, gạch ốp lát…

Năm 2008, Vĩnh Phúc cũng thu hút được 124 dự án đầu tư, nâng tổng số dự án trên địa bàn toàn tỉnh lên 365 dự án, trong đó có 100 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư 1,98 tỷ USD; 265 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đạt 15,5 ngàn tỷ đồng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 60 doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu).

Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở Công thương Vĩnh Phúc Nguyễn Thành Dũng thì, 2 tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt khoảng hơn 4.300 tỷ đồng, giảm 23,35% so với cùng kỳ năm 2008. Giá trị sản xuất công nghiệp giảm là do hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tạm dừng trong dịp Tết (tháng 1). Mặt khác do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp giảm sản lượng và sản xuất cầm chừng, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI như Honda, Toyota… chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng. Cứ đà này, dự

báo, đầu quý II.2009, Công ty Toyota sẽ phải giảm số ca làm của công nhân. Cụ thể: từ 2 ca/ngày xuống còn 1 – 1,5 ca/ngày. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp FDI chỉ trông chờ vào các “công ty mẹ” đưa đơn đặt hàng. Vì vậy, khi các “công ty mẹ” ở nước ngoài gặp khó thì các “công ty con” trên địa bàn tỉnh cũng nguy nan. Về phía các doanh nghiệp tư nhân, mặc dù có hơn 2.000 doanh nghiệp nhưng đa phần các doanh nghiệp này là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có số vốn thấp và hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao.

Một dấu hiệu nữa chứng tỏ các doanh nghiệp FDI tại Vĩnh Phúc đang gặp khó là nhập khẩu giảm trong những tháng đầu năm. Thống kê của Sở Công thương cho thấy, tổng kim ngạch nhập khẩu tháng 1.2009 đạt khoảng 101 triệu USD, giảm 19,1% so với cũng kỳ. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp FDI gặp khó khăn trong sản xuất, bởi hầu hết các sản phẩm của họ đều phụ thuộc chính vào nguyên liệu nhập khẩu.

Đại diện của doanh nghiệp Toàn Thắng, chuyên sản xuất vật liệu xây dựng cũng như kinh doanh ô tô cho biết, từ đầu năm đến nay, lượng xe ô tô tiêu thụ của doanh nghiệp rất thấp, không bằng một nửa so với năm ngoái. Vì vậy, để kích cầu, Nhà nước cần xem xét giảm thuế trước bạ. Ngoài ra, việc kích cầu tiêu dùng bằng cách cho người dân vay vốn ngân hàng để tiêu dùng, cần kiểm soát chặt chẽ bởi hiện nay, đã có tình trạng người của ngân hàng đi thẩm định việc vay vốn gây khó cho người dân cũng như đòi “phí bôi trơn”… Cùng quan điểm, Cục trưởng Cục thuế Vĩnh Phúc Tạ Văn Xuyên kiến nghị Bộ Công thương cũng như các cơ quan chức năng báo cáo Chính phủ xem xét giảm thuế trước bạ đối với ô tô.

Trong lĩnh vực sản xuất sản vật liệu xây dựng, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Prime Group Nguyễn Văn Nghĩa đưa ra nguyên nhân khiến sản phẩm doanh nghiệp không bán được, đó chính là tâm lý người tiêu dùng. Nguyên nhân là người dân cứ có tâm lý đợi giá vật liệu xây dựng xuống tới mức thấp nhất bởi năm nay, do khó khăn kinh tế, giá vật liệu xây dựng đã giảm nhiều so với thời gian trước. Ông Nghĩa đề nghị các cơ quan có liên quan cần có định hướng tâm

lý cho người dân, tránh tình trạng để người dân hoang mang, mua hàng theo tâm lý “bầy đàn”: mua hàng gấp lúc giá cao (sợ hết hàng) và không mua lúc giá thấp (đợi giảm nữa).

Về vấn đề này, theo thông tin từ Bộ Công thương, Bộ sẽ theo dõi để hoàn thuế nhập khẩu linh kiện đối với doanh nghiệp sản xuất ô tô, xe máy… Giao cho Vụ Công nghiệp nặng và Vụ Xuất- nhập khẩu gặp gỡ trực tiếp doanh nghiệp, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp và tìm cách giải quyết; Đồng thời giao cho Cục Công nghiệp địa phương phối hợp với Sở Công thương Vĩnh Phúc làm tốt công tác khuyến công, phát triển công nghiệp trong nông thôn. Về phía UBND tỉnh, cần nắm rõ và triển khai thực hiện hiệu quả những cơ chế, chính sách mới của Chính phủ về vốn, thuế, xúc tiến thương mại, kích cầu đầu tư và xây dựng. Ngoài ra, do Vĩnh Phúc là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy, máy tính của cả nước nên cần theo dõi chặt chẽ tình hình xuất nhập khẩu. Mặt khác tăng cường điều hành, rà soát và đẩy mạnh xuất khẩu. Sở Công thương cũng cần xây dựng lộ trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Công thương xem xét, phê duyệt.

2.3.2.1 Cơ chế quản lý

- Việc phối kết hợp quản lý theo chức năng của các ngành còn khá nhiều hạn chế gây phiền hà cho doanh nghiệp

- Về giữ gìn trật tự an ninh làm lành mạnh môi trường nơi có dự án, có địa phương còn chưa có thái độ xử lý dứt điểm, để cho dân chặt cây, đào bới, làm lều quán trước hành lang lưu không hoặc làm mất vệ sinh môi trường

2.3.2.2 Các nguyên nhân khác

- Quy mô thu hút vốn: tuy thuộc top đầu miền Bắc về thu hút vốn FDI, xong so với các tỉnh thành khác như Hà Nội, hải Phòng, Bắc Ninh thì nguồn vốn FDI của Vĩnh Phúc còn rất nhỏ

- Tồn tại lớn hiện nay là chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, việc phân chia lợi ích giữa Nhà nước, tập thể, cá nhân chưa được thoả đáng cho nên các dự án

thường gặp khó khăn thậm chí rất khó giải quyết, có dự án đã bị cản trở không thực hiện được

- Một điểm rất quan trọng là việc tuyên truyền, giáo dục về ĐTNN, đặc biệt là lợi ích của thu hút FDI đối với nền kinh tế chưa được quán triệt thường xuyên, sâu rộng nên sự nhận thức đại chúng còn chưa đồng bộ

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc_ Thực trạng và giải pháp .doc (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w