Mục tiêu của các nước tham gia Hiệp định TPP trong lĩnh vực thương mạ

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp dự báo kết quả đàm phán hiệp định thương mại xuyên thái bình dương (tpp) trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. cơ hội và thách thức với việt nam (Trang 28 - 30)

L ỜI MỞ ĐẦU

1.3.2Mục tiêu của các nước tham gia Hiệp định TPP trong lĩnh vực thương mạ

dịch vụ

Hiệp định TPP có ý nghĩa vô cùng quan trọng với chính sách thương mại

toàn cầu vì nó được coi là giải pháp cho Vòng đàm phán Doha bế tắc, giúp giảm

thuế quan, mở cửa thị trường đặc biệt thị trường dịch vụ. Nó là một thỏa thuận tiến

bộ của các đối tác có tư duy giống nhau, tránh được các thỏa thuận song phương

phức tạp. Đối với mối quan hệ thương mại Châu Á – Thái Bình Dương, Hiệp định giúp tăng cường phát triển kinh tế và tạo côngăn việc làm cho các nước thành viên;

đặc biệt củng cố mối quan hệ Mỹ - Châu Á; đồng thời bổ sung và gây ảnh hưởng

với các FTA khác trong châu Á. Hiệp định TPP được coi là mô hình mẫu cho các

FTA của thế kỉ 21 vì nó tự do hóa toàn diện thị trường trong nước; giúp thống nhất các FTA đan xen chằng chịt giữa các quốc gia đàm phán hiện nay; đặc biệt chú

trọng vào các ngành mới như công nghệ, dịch vụ và đầu tư và tăng cường hợp tác

trong các lĩnh vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển, lao động. Chính vì ý nghĩa to lớn như vậy mà các quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định TPP đều đặt rất nhiều

kỳ vọng vào sự thành công của hiệp định.

Đối với Hoa Kỳ - đối tác lớn nhất của Hiệp định TPP, Châu Á được coi là thị trường đặc biệt quan trọng. Theo Cơ quan đại diện thương mại Hoa Kỳ, khu vực

châu Á – Thái Bình Dương là chìa khóa thúc đẩy kinh tế toàn cầu, chiếm tới gần

60% GDP toàn cầu và khoảng 50% thương mại quốc tế. Từ năm 1990, thương mại

hàng hóa ở khu vực đã tăng 300% trong khi đầu tư quốc tế vào khu vực này tăng

400%. Việc gia nhập đàm phán TPP mang tính chiến lược với Hoa Kỳ, thể hiện

quyết tâm cao của nước này trong việc tiếp cận hoàn toàn vào thị trường rộng lớn và

đầy tiềm năng này. Mục tiêu chính của Hoa Kỳ khi gia nhập Hiệp định TPP là:

Thứ nhất, giải quyết tình trạng việc làm trong nước bằng cách đẩy mạnh xuất

khẩu sang thị trường các nước châu Á. Tại Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC diễn ra

vào ngày 13/12/2010, Tổng thống Obama đã phát biểu:” Ở khu vực này, Hoa Kỳ

nhận thấy cơ hội vô cùng lớn để tăng cường xuất khẩu vào một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới...” Chính ông đã nhấn mạnh mục tiêu của

Hoa Kỳ là tăng gấp đôi sản lượng xuất khẩu trong vòng 5 năm kể từ năm 2010, và

Thứ hai, ngầm giải quyết sự mất cân bằng toàn cầu – một trong những

nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế thế giới, do sự kết hợp giữa tình trạng thâm

hụt thương mại của Hoa Kỳ và thặng dư thương mại của các nước khu vực Đông Á.

Hoa Kỳ muốn kêu gọi các quốc gia với thặng dư thương mại lớn phát triển nhu cầu trong nước của mình, chứ không chỉ tập trung xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Cuối cùng, việc gia nhập Hiệp định TPP cũng thể hiện rõ mục tiêu của Hoa

Kỳ để khắc phục tình trạng bị đứng ngoài một khu vực kinh tế có tốc độ phát triển

nhanh nhất thế giới – khu vực châu Á – Thái Bình Dương do việc gia tăng các FTA (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong khu vực này mà không có sự tham gia của Hoa Kỳ. Thêm vào đó, điều này cũng có ý nghĩa giúp Hoa Kỳ chống lại những ảnh hưởng ngày càng gia tăng của thương mại Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới.

Với các nước có trình độ thấp hơn khi tham gia đàm phán TPP, các nước

mong muốn có thể nâng cao trình độ thương mại dịch vụ trong nước, mở cửa và

đón nhiều cơ hội đầu tư hơn, phát triển kinh tế và tạo thuận lợi trong thương mại.

Bản thân các nước này cũng có cơ hội tiếp cận với thị trường rộng lớn từ các quốc gia khác để thúc đẩy xuất khẩu những thế mạnh của mình.

CHƯƠNG 2: CAM KẾT VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ DỰ BÁO CHO

HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp dự báo kết quả đàm phán hiệp định thương mại xuyên thái bình dương (tpp) trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. cơ hội và thách thức với việt nam (Trang 28 - 30)