+Giá trị sử dụng cho sản xuất: cung cấp cho con người nguyên liệu hoạt động cho các ngành

Một phần của tài liệu Đề tài: Vấn đề bảo tồn ở các vườn quốc gia ở Viêt Nam (Trang 35 - 40)

+Giá trị sử dụng cho sản xuất: cung cấp cho con người nguyên liệu hoạt động cho các ngành công nghiệp như sản xuất dược phẩm, dầu khí, hóa chất, chất đốt….

Trên thế giới

Giá trị kinh tế trực tiếp

Theo ước tính hơn 40% nền kinh tế trên thế giới và 80% nhu cầu của người nghèo trên thế giới phụ thuộc vào DDSH (Constanza etal - 1997 đã tính giá trị DDSH trên toàn cầu đối với loài người là 33.000 tỷ đô la Mỹ /năm).

+Về nông nghiệp:

Nền nông nghiệp hiện đại nhờ sử dụng các nguồn gen lấy từ các hệ sinh thái tự nhiên mà đã đạt được khoảng 3 tỷ đô la Mỹ, hoặc do kinh doanh du lịch sinh thái cũng đạt được khoảng 12 tỷ đô la Mỹ hàng năm và ngày càng tăng lên rõ rệt, nhất là tại các nước đang phát triển, nơi thường có các cảnh quan đẹp và sinh học phong phú.

Sử dụng kĩ thuật hiện đại vào canh tác ĐDSH + Về thuốc chữa bệnh:

Vào khoàng 80% dân số trên thế giới vẫn dựa vào những dược phẩm mang tính truyền thống lấy từ các loài động vật, thực vật để sử dụng cho những sơ cứu ban đầu khi họ nhiễm bệnh. Trên 5.000 loài động, thực vật được dùng cho mục đích chữa bệnh, có khoảng trên 3.000 loài thực vật được dùng trong cuộc sống.

Người ta tính rằng từ mỗi loài cây, nếu cung cấp được hoá chất cơ bản để sản xuất các loại thuốc mới thì thu lợi được khoảng 290 triệu đô la Mỹ hàng năm.

Hiện nay đã có hơn 119 chất hoá học tinh chế từ 90 loài thực vật có mạch bậc cao được sử dụng trong dược học hiện tại trên toàn thế giới và ngày càng phát hiện thêm nhiều cây, con có khả năng cứu loài người khỏi các bệnh tật hiểm nghèo.

ĐDSH cung cấp dược phẩm cho con người

+ Một trong những nhu cầu không thể thiếu được của con người là protein động vật, từ xưa đến nay người dân có thể kiếm được bằng việc săn bắn các loài động vật hoang dã để lấy thịt.Ví dụ: Tại nhiều nơi ở Châu Phi, những động vật bị săn để lấy thịt là nguồn chủ yếu cung cấp protein trong khẩu phần ăn của người dân ở đây; Tại Bosnia khoảng 40% và tại Zaia 75% (Myers, 1988). Cá biển cũng là nguồn thực phẩm rất quan trọng của nhân dân các vùng gần biển….

DDSH cung cấp phần lớn chất đốt cho nhân loại

Giá trị kinh tế gián tiếp: Ngoài việc bảo vệ nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho ngày nay và cho tương lai, củi đốt, bảo vệ sức khoẻ, môi trường đa dạng sinh học còn là nguồn giải trí. Nguồn thu về giải trí có liên quan đến động vật, thực vật, cảnh quan thiên nhiên của nhiều nước đã đạt được những kết quả lớn.Ví dụ:

Năm 1991 việc tổ chức giải trí liên quan đến xem chim nước ở Mỹ đã thu được khoảng gần 20 triệu USD và tạo được hơn 250.000 công ăn việc làm. Hàng năm ở Mỹ, việc tổ chức giải trí bằng câu cá nước mặn đã thu được khoảng 15 tỷ USD vào tạo được 200.000 công ăn việc làm thường xuyên. Năm 1986, các khu bảo tồn ở Mỹ đã thu được khoảng 3,2 tỷ USD từ các khu bảo tồn và năm 1989 riêng việc tổ chức xem voi ở nước này đã thu được 25 triệu USD. Đó là chưa nói đến thiên nhiên, cây cỏ.

Những khu du lịch sinh thái nổi tiếng trên thế giới (thành phố InCa của PêRu và Vịnh Hạ Long của Việt Nam)

Tại Việt Nam

Giá trị kinh tế trực tiếp

Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản về thực chất là khai thác tài nguyên đa dạng sinh học hằng năm đem lại nguồn lợi to lớn cho Việt Nam. Nhiều nơi, nhất là miền núi nguồn lương thực, thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh và mọi thu nhập chủ yếu dựa vào khai thác đa dạng sinh học.

ĐDSH cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người

Đa dạng sinh học không những cung cấp trực tiếp các phúc lợi cho xã hội như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng, năng lượng mà còn có giá trị đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học, trong ứng dụng thực tiễn, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, y tế, du lịch.

Trong Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam (1995) ước tính, hàng năm việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam có giá trị tương đương 2 tỷ USD.

Khai thác DDSH trong lĩnh vực lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Đề tài: Vấn đề bảo tồn ở các vườn quốc gia ở Viêt Nam (Trang 35 - 40)