Phân tích cú pháp và biểudiễn ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tích hợp thành phần ngữ nghĩa vào văn phạm tag cho tiếng việt (Trang 32 - 33)

Việc biểu diễn ngữ nghĩa của một câu trong ngôn ngữ tự nhiên thành công thức logic có thể được chia thành một số bước:

1. Phân tách câu trong ngôn ngữ tự nhiên thành các ký hiệu trong từ vựng và thông tin cú pháp về các ký hiệu ấy.

2. Ghép các ký hiệu vừa được phân tách thành một công thức logic.

Việc phân tích câu trong ngôn ngữ tự nhiên thành các ký hiệu trong từ vựng được thực hiện bởi quá trình phân tích cú pháp. Và với việc phân tích cú pháp này ta cũng có thể tiến hành việc kết hợp các thành phần để xây dựng công thức logic. Đây là giải pháp đầu tiên và đơn giản nhất khi chúng ta muốn chuyển một câu ngôn ngữ tự nhiên thành công thức logic. Chúng ta xét một ví dụ đơn giản: An thích Bình.

Kết quả chúng ta muốn thu được là: THÍCH(AN, BÌNH).

Khi tiến hành phân tích cú pháp chúng ta thu được thành phần chủ ngữ của câu thu được là danh từ riêng "An", vị ngữ của câu thu được là ngoại động từ "thích" kết hợp với tân ngữ là danh từ riêng "Bình". Sau khi phân tích cú pháp, ta thu được ngoại động từ "thích" là vị từchính của câu, vị từ này có hai đối số là "An" và Bình (NP)

Với việc thu được ngoại động từ "thích", dựa trên nguyên tắc của ngoại động từ trong ngôn ngữ tự nhiên, ta sẽ phải có một biểu diễn logic tương ứng với công thức logic của ngoại động từ: THÍCH sẽ là một vị từ có hai đối số, đối số đầu tiên là đối tượng gây ra tác động, đối số thứ hai là đối tượng bị tác động. Vì thế, căn cứ vào phân tích nhận được, ta có công thức thu được là THÍCH(AN, BÌNH).

31

Có thể thấy, với việc tiến hành phân tích cú pháp và dựa trên thông tin cú pháp nhận được, ta cũng đã có thể tiến hành kết hợp các ký hiệu thu được thành công thức logic vị từ cấp một. Nếu có một luật quy định cho từng loại thành phần cú pháp (giống như cho ngoại động từ trong ví dụ trên) thì chúng ta có thể đặt các thành phần vào đúng vị trí của nó. Tuy nhiên, việc kết hợp này không chỉ đơn giản như vậy, ví dụ trên chỉ là một ví dụ rất đơn giản, chỉ với ví dụ phức tạp hơn một chút chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Xét câu có sự xuất hiện của lượng từ: Một người đàn ông đang chạy. Công thức đúng cho câu này lẽ ra là: x.(ĐÀN-ÔNG(x)  CHẠY(x)).

Tức là chúng ta phải có các biến và đưa đúng biến đó vào là đối số của các vị từ tương ứng. Nhưng việc xác định cần có bao nhiêu biến để biểu diễn và đưa biến nào vào vị trí nào là rất phức tạp nếu dùng phân tích cú pháp và logic vị từ cấp một đơn thuần. Vấn đề đưa các biến, hằng vào các vị trí thích hợp trong công thức logic được giải quyết nhờ một công cụ rất hữu hiệu đó là tính toán Lambda.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tích hợp thành phần ngữ nghĩa vào văn phạm tag cho tiếng việt (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)