- Mua bán hoá đơn.
GTGT TẠI CHI CỤC THUÊ HUYỆN MANG THÍT
5.1 VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUÊ
Đây là một trong những công tác quan trọng trong việc quản lý thu thuế GTGT, nhờ công tác này mà tất cả các đối tượng nộp thuế đều được quản lý thuế không những góp phần tăng thu cho ngân sách, đánh giá đúng tình hình phát triển kinh tế qua chỉ tiêu thu ngân sách mà còn đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trước
pháp luật giữa mọi thành phần kinh tế. Chính vì vậy cần phải có biện pháp tăng
cường quản lý để nâng cao hiệu quả của công tác này.
Đối với thành phần kinh tế doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh: cần phát
huy quan hệ, phối hợp tốt với phòng đăng ký kinh doanh thuộc Phòng kế hoạch
và đầu tư để quản lý chặt chẽ các trường hợp phát sinh doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và các trường hợp giải thể, sáp
nhập, chia tách...., đồng thời trong quá trình quản lý nếu phát hiện doanh nghiệp bỏ trốn, có những phát sinh mới,.. Cục Thuế cần thông báo cho cơ quan cấp giấy kinh doanh và các cơ quan chức năng khác biết để cùng phối hợp xử lý.
Đối với hộ cá thể: tình hình quản lý hộ cá thể có thể bỏ sót hộ hoặc mới phát
sinh,.. Chi Cục Thuế cần rà soát lại tất cả các hộ thực tế đang kinh doanh để đưa hết vào diện quản lý, trong đó cần phân tích rõ hộ kinh doanh cố định, lưu động, vãng lai, hộ có thu nhập thấp không thuộc diện chịu thuế GTGT, đối chiếu với hộ
đã cấp mã số thuế, đã lập bộ môn bài và số hộ đăng ký kinh doanh để tìm nguyên nhân chênh lệch và thống nhất số liệu với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh.
Trong quá trình quản lý các Chi Cục Thuế cần tăng cường quan hệ phối
hợp với phòng thống kê huyện và phòng kế hoạch đầu tư để năm chính xác lại hộ kinh doanh. Bên cạnh đó từng đội thuế xã, thị trấn phải điều tra thực tế số hộ thực sự chịu thuế hàng tháng và số hộ có thu nhập thấp được xét miễn giảm.
Ngoài ra cần nắm rõ các trường hợp tạm ngưng, tạm nghỉ hoặc nghỉ hẳn để kịp
thời điều chỉnh số bộ và xét giảm miễn thuế GTGT cho phù hợp với thực tế và
GDHD: Hứa Thanh Xuân 7l SVTH:T
đì nitro”°”brofíessional
Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thí phù hợp với công tác quản lý giữa ngành thuế và ngành cấp giấy đăng ký kinh
doanh.
Chi cục Thuế cần xem xét lại việc phân phối nguồn nhân lực lại lúc cần
thiết để có thể hoàn thành trơn tru công tác quản lý, vì đây là nhân tố quan trọng
bởi trong điều kiện hiện nay nền kinh tế ngày một phát triển, sự xuất hiện các
doanh nghiệp trên địa bàn huyện ngày một tăng lên, nhưng số lượng cán bộ thuế
tại Chỉ cục Thuế còn ít đặc biệt là cán bộ thanh tra, kiểm tra. Nếu dồn hết các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh về Chi cục Thuế quản lý như hiện nay là quá tải
đối với lực lượng cắn bộ của chi Cục.
5.2 VẺ CÔNG TÁC KÊ KHAI THUÉ
Quản lý tốt giá bán và giá mua nguyên vật liệu đầu vào để tránh ghi sai lệch so với thực tế bằng cách thường xuyên cập nhật thông tin thị trường. Để từ đó có thể nắm được tình hình sản xuất của các doanh nghiệp kinh doanh theo đúng quy
định của luật thuế và thường xuyên kiểm tra để phân loại khi có sự thay đổi.
Thêm vào đó cần thực hiện phổ biến rõ hơn việc ghi chép số sách kế toán và
thông báo việc kiểm tra số sách, kiểm tra việc sử dụng hóa đơn chứng từ để từ đó
hoàn thành công việc đối chiếu về sau.
Thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, buộc các cơ sở kính doanh phải
ghi rõ từng mặt hàng cụ thể trong số sách dù là hộ kinh doanh nhỏ, hoặc niêm yết giá cả tại nơi dễ trông thấy, nhất là cửa hiệu, cửa hàng, doanh nghiệp... Đồng thời đội kê khai kế toán thuế phải phối hợp với các đội thuế để nắm bắt được
những thông tin thực tế hơn để có sự đánh giá hợp lý nhất đối với các tờ khai
thuế của cơ sở kinh doanh.
Tuy nhiên mức chính xác về doanh số khi kê khai so với kiểm tra chỉ mang
tính tương đối. Để xác định cho hợp lý đòi hỏi phải có sự hợp tác của CSKD với
việc ghi chép số sách rõ ràng, hợp lệ để đỡ tốn thời gian và công sức của cán bộ
thanh tra, kiểm tra vì công việc của họ không chỉ tại một CSKD mà còn phải đảm
nhận công việc ở các CSKD khác nữa. Do vậy để đảm bảo tính công bằng, hợp
lý đòi hỏi mọi người phải làm đúng và sự kiểm tra định kỳ của cán bộ thuế để hạn chế lợi dụng khe hở pháp luật để trục lợi.
GDHDI): Hứa Thanh Xuân 72 SVTH:T
đì nitro”°”brofíessional
5.3 VẺ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁN BỘ
Về công tác tô chức
Để phù hợp với hướng phân cấp quản lý đối tượng nộp thuế và để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước thì cần phải bố trí, phân công lại cán bộ ở
Chỉ Cục Thuế cụ thể là:
Tăng cường lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra cả về số
lượng, lẫn chất lượng.
Tăng cường cắn bộ có chuyên môn, có kinh nghiệm cho bộ phận dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế như cán bộ làm công tác tin học và các công việc quản
lý thuế trọng tâm khác. Về công tác đào tạo
Cần đào tạo đại học đối với số cán bộ đã qua trình độ trung cấp, đặc biệt cần quan tâm cán bộ kế thừa và đưa đi đào tạo sau đại học.
Ngoài việc đào tạo cơ bản nêu trên cần quan tâm tổ chức tập huấn thường
xuyên hoặc định kỳ về các chính sách mới, nhất là tập huấn nghiệp vụ thuế đối
với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cho cán bộ Chi Cục Thuế
Hiện nay trình độ khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển tiên tiến, hiện
đại, ngôn ngữ giao tiếp rộng.... Do đó ngoài việc tổ chức công tác học tập nâng
cao trình độ cán bộ Chi cục Thuế cần khuyến khích cán bộ học tập sử dụng vi
tính, ngoại ngữ thông thạo để có thể dễ đàng trong việc kiểm tra, kiểm soát các
hoạt động của các CSKD. Đặc biệt cần quan tâm hơn nữa đến cán bộ sử dụng vi
tính tại các tổ nghiệp vụ, để giúp truyền đạt thông tin từ trong và ngoài Chi cục
Thuế nhanh chóng và đảm bảo tính bảo mật và chính xác hơn.
Cần chú Ỹ kiểm tra kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện kỹ luật, ký cương
ngành thuế nhằm làm trong sạch đội ngủ cán bộ ngành thuế, củng cố thêm nềm
tin của đối tượng nộp thuế vào nội bộ ngành, ra sức hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp
thuế cho Nhà nước.
Quan tâm giải quyết thỏa đáng chế độ đãi ngộ cán bộ, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ của ngành. Đồng thời mỗi cán bộ phải không ngừng
nâng cao ý thức, trách nhiệm, mạnh dạnh đấu tranh chống lại mọi tiêu cực xảy ra
trong ngành.
GDHD: Hứa Thanh Xuân 73 SVTH:T
đì nitro”°”brofíessional
Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thí Đội ngũ cán bộ là chìa khóa của thành công trong công tác quản lý thuế, do vậy cần: quy định rõ trách nhiệm của từng loại cán bộ trên từng vị trí công
tác, cán bộ cần được kiểm tra theo tiêu chí: kết quả công tác, số lượng và chất lượng công việc được giao, coI trọng phẩm chất đạo đức, chính trị. Cần phát hiện
xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
5.4 VỀ CÔNG TÁC THANH TRA KIỂM TRA
Hiện nay tình hình thanh tra, kiểm tra các CSKD tại Chi cục Thuế còn
nhiều hạn chế, do đó cần tập trung vào công tác này nhiều hơn nữa, cần chú ý các doanh nghiệp có quy mô lớn, có doanh số cao và số thuế phải nộp lớn, các doanh nghiệp thường xuyên có sai phạm trong kê khai quyết toán thuế, các doanh
nghiệp có doanh thu, số thuế tăng đột biến, có nhiều dấu hiệu bất thường như doanh nghiệp luôn khai báo lỗ, luôn kê khai thuế GTGT âm.... nhằm chặn đứng
các hành vi gian lận thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng về nghĩa
vụ nộp thuế và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất kinh
doanh.
Phối hợp chặt chế với các ngành nhất là ngành Quản lý thị trường, Công
an trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, tập trung trọng điểm vào
các ngành xây dựng cơ bản, vật liệu xây dựng, kinh doanh hàng điện tử, xăng dầu ở thời điểm nhạy cảm như hiện nay.
Đây mạnh công tác xác minh hóa đơn, kế cả việc phối hợp xác minh với cơ quan có liên quan về các hồ sơ kê khai xuất, nhập khâu nhằm kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm xuất bán hóa đơn khống vi phạm hoàn thuế GTGT. Công việc thanh tra, kiểm tra không chỉ đừng lại ở khâu hóa đơn chứng từ, ghi
chép số sách kế toán mà còn phải kiểm tra sự hiện hữu thực tế của hàng hóa,
nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, chủ sở hữu thực của hàng hóa, có như vậy mới đảm bảo giảm tối thiểu các hành vi gian lận của các CSKD
Chấn chỉnh việc tổ chức thanh tra, phấn đấu kiểm tra tại các CSKD đảm bảo thời
gian thanh kiểm tra tối đa là 15 ngày phải có kết luận thông qua đơn vị, không
nên để tình trạng thanh tra kéo dài. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành,
chú trọng đến việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật của cán bộ trong toàn ngành, quan tâm đên đạo đức của cán bộ thuê, xử lý nghiêm minh đâi với các trrÈnơ
GDHDI): Hứa Thanh Xuân T4 SVTH:T
đì nitro”°”brofíessional
hợp tham những, lấy tiền thuế làm của riêng làm mắt lòng tin của nhân dân, gây ra nhiều dư luận xấu trong ngành thuế.
5.5 VỀ CÔNG TÁC TUYỂN TRUYÊN HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUÉ Đề tổ chức thu thuế GTGT đạt hiệu quả, Chi cục Thuế nên đây mạnh công tác Đề tổ chức thu thuế GTGT đạt hiệu quả, Chi cục Thuế nên đây mạnh công tác
tuyên truyền về chính sách thuế nhiều hơn nữa và xem đây là một nhiệm vụ hết sức cần thiết và cấp bách, bởi tuyên truyền giúp doanh nghiệp hiểu được quyền
lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp, từ đó việc tự giác chấp hành, giúp đỡ ngành
thuế hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. Chi cục Thuế huyện Mang Thít cần phấn đấu cho mục tiêu “ Mỗi công chức là một tuyên truyền viên giỏi” và coi đây là một trong những tiêu chuẩn để xét thi đua khen thưởng. Việc tuyên truyền chính sách
thuế đi vào cả chiều rộng lẫn chiều sâu thì nhất thiết cần có sự phối hợp chặt chẽ
với cơ quan báo chí và các ngành có liên quan.
Thực hiện công tác tuyên truyền hướng dẫn chính sách, pháp luật về thuế, nhất là các văn bản pháp luật quy định mới ban hành, sửa đổi bổ sung, cung cấp
kịp thời các văn bản hướng dẫn về chính sách chế độ sử phạt hành chính, chế độ
quản lý sử dụng hóa đơn và chứng từ về thuế. Chú trọng việc phối hợp với các tổ chức, các hiệp hội ngành nghề trong công tác tuyên truyền luật thuế. Lựa chọn những công chức có tài có đức và có kỹ năng tuyên truyền để bố trí sắp xếp vào đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế. Cần thường xuyên đi sâu đi sát, trực tiếp trao đổi với người nộp thuế về chính sách thuế. Nắm bắt và giải quyết kịp
thời các kiến nghị và vướng mắc về Luật thuế hiện hảnh, trước mắt tại các địa bàn thị xã, thị trấn có số thu cao ôn định. Đào tạo cho công chức thuế có một
kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tuyên truyền lồng ghép trong công
tác thu để có thể kịp thời hỗ trợ và giải thích những thắc mắc về chính sách thuế
cho người nộp thuế.
Thực hiện công khai rÔng rãi các thủ tục hành chánh về thuế, thực hiện tốt
công tác thông tin cảnh báo giúp các doanh nghiệp chủ đông phòng ngừa rủi ro
trong kinh doanh. Hỗ trợ tư vấn kịp thời các doanh nghiệp tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm. Tốt nhất có thể là lập trang thông tin điện tử, hộp thư góp ý,
đường dây nóng... nhằm cung cấp thông tin tháo gỡ vướng mắc về thuế.
GDHDI): Hứa Thanh Xuân 75 SVTH:T
đì nitro”°”brofíessional
Phân tích tình hình quản lý thu Thuế Giá Trị Gia Tăng tại Huyện Mang Thí
5.6 CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN
Tăng cường công tác quản lý hóa đơn nhằm giảm thiểu các sai phạm, gian lận