Những vấn đề còn ý kiến khác nhau

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC (Trang 30 - 31)

40 Kết quả nghiên cứu đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải cách công tác đào tạo,bồi dưỡng giáo viên phổ thông”. bồi dưỡng giáo viên phổ thông”.

1. Về việc thống nhất cơ quan quản lý nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề.

Qua các cuộc hội thảo, các ý kiến đều nhất trí việc hợp nhất trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp; cao đẳng nghề và cao đẳng thành hệ thống giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề. Đồng thời, giao cho một cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến khác nhau về việc cơ quan nào sẽ quản lý. Các ý kiến tập trung vào 3 phương án sau:

- Một là, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Hai là, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Ba là, Chính phủ.

Đề nghị Trung ương cho ý kiến.

III. Kiến nghị

1. Đề nghị Trung ương cho ý kiến về nội dung của Đề án, nhất là 5 quan điểm; các mục tiêu; 9 nhiệm vụ và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

2. Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” và lãnh đạo thực hiện Nghị quyết này.

3. Đề nghị thành lập Uỷ ban quốc gia đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo do một đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và nhà nước phụ trách; khẩn trương xây dựng đề án tổng thể về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trình Bộ Chính trị và Quốc hội.

4. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật phù hợp với Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC (Trang 30 - 31)