Phần III Quan điểm của anh chị về việc ứng dụng CNTT trong dạy học:

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ DẠY HỌC ứng dụng CNTT trong dạy họccông việc (Trang 33 - 34)

học:

Thế kỷ 21 là thế kỷ của toàn cầu hoá, của xu thế hội nhập quốc tế và khu vực; khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, thế giới thay đổi hàng ngày, hàng giờ. Chính vì thế nhiệm vụ đặt ra cho mỗi quốc gia, dân tộc nhiệm vụ bất khả thi là bằng mọi giá phải hội nhập. Tuy nhiên, muốn hội nhập được thì mỗi quốc gia phải chú ý phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển công nghệ thông tin để ứng dụng phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu, hội nhập quốc tế. Ngày nay, thật khó có thể hình dung được thế giới của chúng ta sẽ như thế nào nếu như không có các ứng dụng của CNTT bởi CNTT đã thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực, tất cả các đối tượng với những hiệu quả mà CNTT đã mang lại, đặc biệt là trong giáo dục. Cụ thể là tất cả mọi con người có thể giao tiếp trao đổi với nhau ở bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Việc thường xuyên sử dụng CNTT trang bị cho người sử dụng kỹ năng tiếp cận, xử lý thông tin, giải quyết vấn đề, sáng tạo. Bộ GD&ĐT đã quyết định chủ đề năm học 2008-2009 là “ Năm học ứng dụng công nghệ thông tin”. Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ giáo dục, tất cả các cấp quản lý giáo dục, các trường học trong toàn quốc đều sôi nổi hưởng ứng cuộc vận động của Bộ “ ứng dụng công nghệ thông tin” trong quản lý, điều hành và trong giảng dạy, gần 100% các trường được kết nối internet, 100% các trường đều được trang bị máy tính, phong trào học tin học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học diễn ra rất sôi nổi trong ngành giáo dục.

Việc truy cập Internet cũng tạo cho cán bộ quản lý, giáo viên niềm say mê, hứng thú trong học tập và giảng dạy, thực hành khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập. Giáo viên có thể chủ động, liên kết nhiều nguồn kiến thức, kỹ năng trong một bài giảng có sử dụng công nghệ thông tin. Ngoài ra công nghệ thông tin giúp chúng ta có thể thực hiện nhiều công việc cùng lúc, có khả năng chuyển sự chú ý một cách nhanh chóng, thời gian đáp ứng nhanh, luôn thực hiện kết nối, thúc đẩy quá trình làm việc nhóm, nghe nhìn và tư duy. Theo quan điểm về giáo dục của Steve Jobs - nhà sáng lập hãng Apple thì phương tiện thời nay là CNTT và truyền thông và người học sáng tạo bằng phương tịên này. Hơn nữa, công nghệ liên kết các nguồn tri thức lại với nhau, kết nối công dân toàn cầu. Điều này làm cho không gian địa lý bị xoá nhoà và công nghệ trở thành một phần trong cuộc sống. Đã từ lâu trường em đã đồng hành cùng với Sở GD&ĐT trong việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học, cho nên trong năm học 2008 - 2009 khi được Bộ GD&ĐT phát động là năm học ứng dụng CNTT, các thành viên trong trường cũng như bản thân em không cảm thấy bỡ ngỡ, xa lạ bởi đã nhận ra những công dụng và ích lợi của việc ứng dụng CNTT và bản thân em đã có một quá trình trong việc ứng dụng CNTT trong quản lý và trong dạy học.

Với tốc độ phát triển nhanh và mạnh của công nghệ thông tin, ngày nay hàng tỷ người trên thế giới truy cập Internet mỗi ngày, các hoạt động trao đổi thương mại, trò chuyện trực tuyến với bạn bè, người thân diễn ra trên khắp thế giới. Dự

báo đến năm 2010 có khoảng 1 tỷ người nối mạng trên toàn thế giới. Việc sao chép, tiếp cận thông tin, dữ liệu thuận tiện thông qua máy tính, có thể lựa chọn trình bày dữ liệu theo ý mình (như các loại hình bảng số, biểu đồ, sơ đồ…) làm tăng thêm giá trị và sự hiểu biết thấu đáo. Bất cứ cá nhân nào cũng có thể tham gia các chương trình học tập trực tuyến với các

phương pháp và chương trình phù hợp nhất với từng cá nhân, mọi người đều có thể tiếp cận với những kho tàng tinh hoa văn hoá của nhân loại. CNTT còn làm thay đổi phương thức mua-bán, khách hàng có thể tiếp xúc với các công ty dễ dàng dù đang ở đâu, người tiêu dùng có thể đi chợ trên mạng và yêu cầu các sản phẩm phù hợp với mình, hàng hoá có thể chuyển giao hàng đến tận tay người mua hàng. Theo các nhà kinh tế học dự báo, thế kỷ XXI doanh số kinh doanh trên mạng sẽ lên tới 6.000 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 20% các dạng thức kinh doanh khác. Nơi làm việc không bị hạn chế về mặt không gian, địa lý. Các chuyên gia có thể sử dụng phương pháp hội ý qua video và cảm nhận từ xa để phỏng vấn, thậm chí khám bệnh; phẫu thuật với sự trợ giúp của máy tính cho phép quan sát quá trình phẫu thuật; người bệnh có thể tiếp cận thông tin y-sinh từ các thư viện số về y học. Thông qua các chương trình mô phỏng của máy tính có thể biểu diễn chính xác các đặc thù của hệ thống được xây dựng. Việc nghiên cứu được tiến hành trong các phòng

thí nghiệm ảo, trong đó các nhà khoa học có thể thực hiện công việc thường lệ của họ

như tiếp xúc với đồng nghiệp, có thể tiếp cận thư viện số, dữ liệu ở bất kỳ đâu cho phép có được thông tin từ những công trình nghiên cứu mới nhất. Những dịch vụ và thông tin giúp chính quyền trở nên dễ tiếp cận với công dân, các loại đơn từ có thể được điền, gửi đến nơi cần thiết và thu nhận bằng con đường điện tử, đơn giản các thủ tục hành chính. Trong thời đại thông tin con người không chỉ đơn thuần phụ thuộc biết dùng máy tính mà phụ thuộc nắm bắt thấu đáo các nguyên tắc của CNTT, khả năng của công nghệ thông tin và hạn chế của nó. Thời đại CNTT biến đổi các công cụ lao động và qui trình lao động

trước đây theo hướng hiệu quả, năng suất và chất lượng.

Công nghệ thông tin sẽ là cầu nối góp phần thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa quốc gia giàu và quốc gia nghèo, khoảng cách giữa khả năng đáp ứng và chất lượng giáo dục giữa các quốc gia phát triển và chậm phát triển.

1. Môn dạy:

Toán lớp 6 và lớp 9

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ DẠY HỌC ứng dụng CNTT trong dạy họccông việc (Trang 33 - 34)