Giải pháp hiệu chỉnh sai số bằng nội suy bậc hai qua 3 điểm dữ liệu kề cận

Một phần của tài liệu tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật cơ sở lý THUYẾT về đo THÔNG số CHẤT lưu, SAI số đo và các PHƯƠNG PHÁP HIỆU CHỈNH SAI số (Trang 28 - 30)

và nội suy Spline bậc 3 cho phép ứng dụng để thiết kế các PTĐ không điện có cấu trúc đơn giản, mức tác động cao với sai số giảm nhỏ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI

1. Luận văn nghiên cứu về cấu trúc phươg tiện đo, phương pháp đo các đại lượng không điện, sai số đo và các phương án xử lý. Trong phạm vi một luận văn Thạc sỹ, tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu xử lý sai số phi tuyến hàm biến đổi của các bộ CĐĐSC. Từ phân tích đặc điểm của các bộ CĐĐSC có dạng biến thiên đơn điệu hoặc không đơn điệu, tác giả đề xuất xây dựng các thuật toán xử lý hàm biến đổi trên cơ sở nội suy bậc 2 qua 3 điểm dữ liệu kề cận hoặc nội suy spline.

2. Nội suy bậc 2 qua 3 điểm dữ liệu kề cận và nội suy spline là phương pháp tính gần đúng khả dụng cho nhiều bài toán kỹ thuật, trong đó có bài toán giảm sai số của các PTĐ không điện có hàm biến đổi phi tuyến dạng đơn điệu hoặc phức tạp. Hàm nội suy bậc 2 qua 3 điểm dữ liệu kề cận và nôi suy spline bậc 3 đã đề xuất ứng dụng là hợp lý vì có bậc thấp nhưng vẫn có dạng sát với quy luật của hàm biếnđổi nên giảm được sai số phi tuyến.

3. Hàm biến đổi của BĐĐSC dạng bảng giá trị n cặp dữ liệu được thay thế bằng (n-2) đường cong nội suy bậc 2 qua 3 điểm dữ liệu kề cận ( dạng biến đổi đơn điệu ) hoặc (n-1) đường cong spline bậc 3 ( dạng biến đổi không đơn điệu ). Các hệ số biến đổi của các phương trình nội suy được tính bằng thuật toán và chương trình xác lập với giá trị và dấu phụ thuộc vào giá trị của đại lượng đo được. Kết quả đo nhận được chính là nghiệm của một trong (n-2) phương trình nội suy bậc 2 hoặc (n- 1) phương trình nội suy spline bậc 3 tương ứng. Số lượng dữ liệu cần nhập tùy thuộc vào sai số cho phép và tốc độ xử lý tín hiệu.

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo là: + Mở rộng số kênh cho phương tiện đo.

+ Đo xa ( qua các mạng truyền dữ liệu: internet, GSM..)

Trong quá trình nghiên cứu, trình bày luận văn, tôi đã gặp những khó khăn nhất định về thời gian, tài liệu nghiên cứu... và do đó không tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ và hướng dẫn của Tiến sĩ Phạm Ngọc Thắng – Giảng

viên, Khoa Điện - Điện tử, Trường ĐHSPKT Hưng Yên, cũng như các bạn khác trong lớp, tôi đã hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người thực hiện

Trần Văn Trình – Lớp Cao học Kỹ thuật điện tử K13

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

[1]. Pham Ngoc Thang, Nguyen Thanh Long, Tran Van Trinh, Le Trong Nghia (2012), Non-Linear Adjustment of the Transformation of the Non-electric Measuring Devices by using the Spline Interpolation method, Tạp chí Nghiên cứu khoa học & Công nghệ quân sự, Số 17, 2012 (ISSN 1859-1043).

[2]. Nguyễn Trung Thành, Phạm Đức Hùng, Trần Đức Mỹ, Trần Văn Trình, "Thiết kế bộ đo giám sát trên nền GSM", Tạp chí Điện tử ngày nay, Hội vô tuyến điện tử Việt Nam, Số 198, 2012.

TÀI LIỆU THAM KHẢOI. Tiếng Việt I. Tiếng Việt

Một phần của tài liệu tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật cơ sở lý THUYẾT về đo THÔNG số CHẤT lưu, SAI số đo và các PHƯƠNG PHÁP HIỆU CHỈNH SAI số (Trang 28 - 30)