- Theo HCM chúng ta sẵn sàng hợp tác với các nước dân chủ Quan hệ với các nước có mức độ khác nhau.
2. Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới.
- Chỉnh đốn và đổi mới là nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực trước những yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng.
- Hồ Chí Minh nhận định, bên cạnh số đông đảng viên xứng đáng với danh hiệu của mình, thì vẫn có một số “thấp kém về tinh thần và đạo đức cách mạng…họ tự cho mình có quyền sống xa hoa hưởng lạc, từ đó mà đi đến tham ô, trụy lạc, thậm chí sa vào tội lỗi” . Hồ Chí Minh đã nêu lên một luận điểm quan trọng: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” . Vì vậy, phải chỉnh đốn để sửa chữa những lỗi lầm, sai trái ấy.
- Đối với toàn Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên đều chịu những ảnh hưởng của xã hội, cả cái tốt và cái xấu, cái hay và cái dở. Chỉ có thể phát huy được cái tốt, cái hay, lọc bỏ được được cái xấu, cái dở bằng việc rèn luyện thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên, thường xuyên chú ý đến việc chỉnh đốn Đảng.
- Trong điều kiện Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh coi việc xây dựng đảng, chỉnh đốn Đảng là công việc thường xuyên của Đảng.
Người nhìn thấy rõ hai mặt của quyền lực: một mặt, quyền lựx có sức mạnh rất to lớn để cải tạo cái cũ và xây dựng cái mới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nếu biết sử dụng đúng quyền lực; mặt khác, nó cũng có sức phá hoại rất ghê gớm vì con người nắm quyền lực có thể thoái hóa, biến chất rất nhanh chóng, nếu đi vào con đường tham muốn quyền lực, chạy theo quyền lực, tranh giành quyền lực, và khi đã có quyền lực thì lợi dụng quyền lực, lạm quyền, lộng quyền, đặc quyền, đặc lợi… Vì vậy, trong điều kiện đảng lãnh đạo chính quyền, Đảng phải đặc biệt quan tâm đến việc chỉnh đốn và đồi mới Đảng để hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi và tẩy trừ mọi tệ nạn do thoái hoá biến chất gây ra.
- Trước lúc đi xa, Người còn để lại những lời tâm huyết, căn dặn toàn Đảng: “Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân”
Những luận điểm trên đây về công tác xây dựng Đảng của Hồ Chí Minh thực sự là một chân lý, phản ánh đúng thực tiễn và đã được thực tiễn kiểm nghiệm, khôngphải chỉ từ thực tiễn nước ta, mà còn ở nhiều nơi trên thế giới, có ý nghĩa rất sâu xa đối với Đảng Cộng sản, đối với mỗi đảng viên cộng sản. Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII về xây dựng chỉnh đốn Đảng và Nghị quyết Đại hội IX đang được toàn Đảng triển khai hiện nay là những việc làm thiết thực để thực hiện những di huấn của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong tình hình mới.
Câu 35: Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam phải luôn luôn giữ vững mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân?
Trả lời : Câu này chịu
Theo slide của thầy có vài ý sau:
Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường mối liên hệ chặt chẽ giữa đảng với dân như sau:
(1) Đảng thường xuyên lắng nghe ý kiến của dân, khắc phục bệnh quan liêu. (2)Thường xuyên vận động nhân dân tham gia xây dựng đảng dưới mọi hình thức.
(3) Đảng có trách nhiệm nâng cao dân trí.
(4) Trong quan hệ với dân, Đảng không được theo đuôi quần chúng.
Câu 36 :Vì sao Hồ Chí Minh lại khẳng định: Đảng phải thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn ?
Trả lời:
Đảng là đạo đức, là văn minh tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc. Đảng phải thường xuyên tự đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền. Chỉnh đốn chú ý những vấn đề sau:
- Đảng luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức xứng đáng là người lãnh đạo của nhân dân.
- Cán bộ đảng viên phải toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, có đức, có tài.
- Chú ý khắc phục tiêu cực, luôn giữ gìn Đảng trong sạch, vững mạnh. - Đảng phải vươn lên đáp ứng yêu cầu tình hình và nhiệm vụ mới.
Câu 37 : Hãy trình bày cơ sở và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Trả lời :
Cơ sở và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân do dân,vì dân.