Những nguyên tắc chung của BMQLNN

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HẾT MÔN QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 27 - 40)

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai, khai thác tà

a.Những nguyên tắc chung của BMQLNN

- Chuyên môn hóa và phân nhóm chức năng: Mỗi hệ thống luôn có những mục tiêu nhất định để đb cho mục tiêu được thực hiện có hoạt động trong hệ thống phải đc chuyên môn hóa theo c/ năng.

- Quá trình này phụ thuộc vào những yếu tố sau: + Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống. + Đối tượng quản lý, số lượng, quy mô.

+ Trình độ CB quản lý, phương tiện, phương pháp.

b. Phân định phạm vi quản lý và phân cấp quản lý. + Phạm vi quản lý chỉ 1 số lượng nhất định được trực tiếp qly.

+ phân cấp quản lý chỉ số lượng các cấp quản lý từ trên xuống đc quy định trong hệ thống tổ chức.

 Là ngtac nhằm định hướng thích hợp cho phân quyền quản lý sắp xếp với Bộ máy, đồng thời cũng thích hợp với việc bố trí số lượng, chất lượng nhân viên trong nội bộ cơ quan.

+ Nguyên tắc hoàn chỉnh thống nhất

. Mục tiêu của các bộ phận, phân hệ, con người trong hệ thống phải phục tùng mục tiêu chung. . Sự phân định chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận phân hệ phải rõ ràng, rành mạch.

. Mqh giữa các bộ phận phân hệ phải hợp lý cả về thông tin, con người và nguồn vật chất. . Thống nhất chỉ huy: đb một đầu mối chỉ huy, kết hợp chế độ làm việc tập thể với trách nhiệm cá nhân rành mạch.

+ Nguyên tắc tương hợp giữa các chức năng, nhiệm vụ với quyền hạn, giữa quyền hạn với trách nhiệm, giữa mục tiêu trách nhiệm với phương tiện.

. trong hoạt động quản lý các yếu tố này là những yếu tố tạo điều kiện cho nhau nên phải tương xướng với nhau.

. Tất cả các CQ của BMQLNN đều đực xđ: Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ; thẩm quyền, cơ cấu tổ chức; đội ngũ cán bộ; tài chính cơ sở vật chất.

d. Nguyên tắc hiệu quả, hiệu lực.

Hiệu lực của BMQLNN thể hiện ở khả năng ra quyết định đúng đắn, kịp thời để xđ khả năng mang lại hiệu quả cao và ít tốn kém.

Bộ máy có hiệu quả là phải hoàn thành các mục tiêu của mình với chi phí thấp. e. Nguyên tắc chính trị XH

+ QLNN về n dân “tất cả quyền lực của NN thuộc về nhdan” la ngtac tổ chức cao nhất, quan trọng nhất của NN.

+ Ngtac quyền lực NN thống nhất: QLNN được th/h theo nguyên tắc 3 quyền: LP, HP, TP => quyền lực này thống nhất không phân chia, nhưng có sự phân công rành mạch trong thực hiện các quyền.

f. Nguyên tắc tập trung dân chủ Thể hiện:

. CQ QLNN do dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhd. .Các CQNN cấp dưới phải phục tùng cấp trên.

.Quyền quản lý NN tập trung và thống nhất nhất ở TW phân cấp quản lý chi 9 quyền địa phương.

.Thiểu số phục tùng đa số, cá nhân hục tùng tập thể g. Nguyên tắc NN pháp quyền

Thể hiện:

. Mọi sự tổ chức và hoạt động của các CQNN phải được PL quy định, có sự đb bằng chế tài cho các quy định đó có hiệu lực pháp lý.

. Hệ thống pháp lý thống nhất trong cả nước. . Hệ thống cung cấp dịch vụ công.

* Trước khi nêu về phương hướng, giải pháp tiếp tục hoàn thiện hệ thống BMQLNN về KT ở nước ta thì chúng ta phải đối mặt với một số vấn đề đặt ra ở hiện tại và tương lai:

• QLNN về KT đối mặt với nền KT mới và có cơ chế quản lý KT mới đang trong quá trình xác lập và hoàn thiện. Đó là đảm bảo vận hành nền KTTT theo cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập và ngày càng hiện đại:

Về nền KT: Là nền KTTT định hướng XHCN, với tư cách đối tượng QL của NN ta, vừa là KTTT, vừa đảm bảo theo định hướng XHCN vừa tuân thủ theo quy luật cạnh tranh, cung cầu, giả cả...là nền KTTT chưa có tiền lệ lịch sử đang khai phá, xây dựng và phát triển nó.

Vận hành nền KTTT là điều còn nhiều mới mẻ, xa lạ ... mà phải vận hành theo quy luật thị trường và phù hợp với định hướng XHCN của nước ta.

Mở cửa với khu vực và TG trên “sân chơi chung” bảo đảm phù hợp luật pháp và thông lệ quốc tế.

Nền KT tiến tới theo xu hướng hiện đại: KT mạng, KT tri thức đòi hỏi BMQL phải được hiện đại hóa về cơ sở, vật chết với đội ngũ cán bộ, công chức quản lý NN về KT đủ năng lực trình độ.

• Trực tiếp thuộc về BMQL NN về KT, đó là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần và phải bảo đảm được một đội ngũ công chức chuyên ngành KT vừa “thạo việc” vừa trong sạch, có chuyên môn giỏi, tinh thông nghề nghiệp nhưng phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh.

Phân định và bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng với quản lý của NN và quyền làm chủ của nhân dân. Đảng cầm quyền, lãnh đạo chính quyền không làm thay, không lạm dụng quyền lãnh đạo; thực thi sứ mệnh, chức năng của mình theo đúng quy định của PL, nhd được đảm bảo, tạo đk đúng đắn, đầy đủ để thực hiện quyền làm chủ thực sự của mình trong SXKD trên mặt trận KT, QLKT.

Những vấn đề đặt ra đòi hỏi các nhà lãnh đạo, công chức của BMQLNN về KT cần nắm vững tư tưởng của Đảng đã chỉ ra trong VKĐH XI: “Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của NN đ/v nền KTTT định hướng XHCN”.

* Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù

hợp với xu hướng phát triển của thế giới hiện đại: Phát triển bền vững, xây dựng và phát triển kinh tế tri thức, hội nhập, mở cửa với khu vực và thế giới ngày càng đầy đủ.Trong bối cảnh đó, cần và phải lựa chọn, xác định phương hướng hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế sao cho thiết thực, cơ bản, lâu dài:

- Tiếp tục kiện toàn hệ thống BMQLNN về KT bảo đảm tinh gọn, đủ mạnh, hiệu lực, hiệu quả phù hợp yêu cầu vận hành nền KTTT nước ta.

- Hoàn thiện BMQLNN về KT theo hướng HĐH, quản lý đa ngành. Đây là phương hướng đảm bảo tính hiện đại, tiên tiến bộ máy.

- Đảm bảo trong sạch, lành mạnh hóa BMQLNN về KT, chống tham ô, lãng phí trong hoạt động quản lý KT.

Với phương hướng này một mặt cần: Hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của NN pháp quyền XHCN, đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của QH, Chính phủ, chính quyền địa phương. Mặt khác phải: thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí mà ĐH lần XI đã xđ.

* GIẢI PHÁP:

Một, tiếp tục hoàn thiện pháp luật liên quan tới tổ chức bộ máy Nhà nước nói chung, bộ

máy quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng (như Luật Tổ chức chính phủ, luật tổ chức HĐND, UBND các cấp; các luật kinh tế liên quan). {Bộ máy quản lý nói chung, quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng vừa phản ánh sự vận động, phát triển của nền kinh tế, vừa thực hiện quản lý mang tính tổng hợp, chịu sự tác động của nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau. Vì vậy, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước không chỉ đòi hỏi phải hoàn thiện luật Tổ chức chính phủ, luật tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân mà còn phải hoàn thiện hệ thống luật liên quan khác, như luật Ngân sách nhà nước, luật Thương mại, Luật cán bộ, công chức,...}

Hai, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa các bộ phận của các

cấp, các khâu thuộc hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế phù hợp với nền kinh tế thị trường nước ta.{ Đây là vấn đề không mới mẻ, nhưng luôn là vấn đề còn nhiều trở ngại, khó khăn trong xây dựng, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta. Để tháo gỡ, khắc phục hạn chế như đã thường xảy ra trong thực tế vận hành bộ máy, về nguyên tắc, cần:

- Xác định có căn cứ khoa học, đảm bảo đúng đắn chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ quản lý tương ứng với trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích của mỗi cấp, mỗi khâu, mỗi bộ phận trong bộ máy quản lý đó bằng pháp luật, bằng quy định pháp lý chặt chẽ.

- Xây dựng, xác định chế tài đảm bảo thực thi nghiêm minh trong hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế.}

Ba, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng hiện đại của bộ máy quản lý nhà nước

về kinh tế. {Việc xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo phù hợp với xu hướng phát triển ngày càng hiện đại của nền kinh tế thị trường nước ta và kinh tế thị trường thế giới. Một mặt xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của quản lý nhà nước về kinh tế theo hướng mở, tránh tối đa tình trạng lạc hậu vô hình, tránh phải xây dựng lại từ đầu trước sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, mặt khác thực hiện khai thác một cách hiệu quả cơ sở vật chất đó cho phát triển kinh tế, xã hội,...của nước ta.}

Bốn, xây dựng đội ngũ công chức quản lý kinh tế đảm bảo phẩm chất, đủ năng lực vận

hành có hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế theo yêu cầu kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.

{Từ đòi hỏi tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường hiện đại, của định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế Việt Nam và từ thực trạng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta, cần từng bước xây dựng, đảm bảo một đội ngũ công chức quản lý nhŕ nước về kinh tế có tính chuyên nghiệp cao. Ngắn hạn, tiến hành đào tạo lại, bổ sung kiến thức mới và cần thiết cho đội ngũ công chức đó. Dài hạn, đào tạo cơ bản kiến thức hiện đại về chuyên ngành, kiến thức liên quan, đảm bảo phù hợp trong vận hành nền kinh tế hiện đại, mở cửa, hội nhập quốc tế một cách chuyên nghiệp, “thạo việc” và “trong sạch”}.

Năm, xây dựng cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa các bộ phận trong hệ thống bộ máy quản

lý nhà nước về kinh tế của nước ta.

* Riêng phần liên hệ của tỉnh: Các đ/c xem thêm BC KTXH năm 2014 của đ/c Tính. - Kết luận: Các đ/c tự làm.

Câu 6: Phân tích hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế. Phương hướng, giải pháp tiếp tục hoàn thiện hệ thống BMQLNN về KT ở nước ta.

Bài làm Mở bài: Các đ/c tự làm

Nội dung:

oK/n: BMQLNN về KT là một chỉnh thể các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quyền lực

NN, có chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ khác nhau, có quan hệ, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, được bố trí thành cấp và khâu để thực hiện chức năng nhất định của QLNN về KT nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra.

oKhái lược về quá trình hình thành BMQLNN về KT của VN: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách mạng tháng 8 thành công (1945), Nhà nước kiểu mới đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời – Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Việt Nam. Bộ máy nhà nước nói chung, trong đó có bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế hình thành, hoạt động với mục tiêu vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. Một số cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế được xác lập, hoạt động: Bộ Ngân khố, Bộ canh nông...Bộ máy quản lý kinh tế hoạt động trong điều kiện chiến tranh, phục vụ sự nghiệp cách mạng, dân tộc, dân chủ.

Đến 5/1954, hòa bình lập lại ở miền Bắc, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế được xác lập và hoàn thiện phù hợp với nhiệm vụ chiến lược mới vừa xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vừa đấu tranh, chi viện giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.

Ở miền Bắc, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế thực hiện điều hành nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao độ bằng hệ thống mệnh lệnh hành chính, trực tiếp; quan hệ kinh tế bao cấp, xét duyệt, ban phát, xin – cho.

Với đặc trưng và cơ chế quản lý đó, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế vừa cồng kềnh, nhiều tầng nấc và kém hiệu quả là điều khó tránh khỏi.

Đất nước thống nhất (4/1975), Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IV (1976 - 1980) đã chỉ ra con đường xây dựng, phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trên phạm vi cả nước. Đồng thời, bộ máy Nhà nước nói chung, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng được xác lập, hoàn thiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới: Xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Đây là thời kỳ Đảng và Nhà nước ta đang trong quá trình tìm tòi, thử nghiệm, đổi mới nền kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Cụ thể là chuyển từ nền kinh tế hiện vật, bao cấp, phi sản xuất hàng hóa sang nền kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa , từ cơ chế quản lý tập trung cao độ bằng lệnh hành chính, tập trung sang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường thực hiện hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế vì thế, không thể không đổi mới, hoàn thiện nhằm bảo đảm phù hợp với nên kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế mới.

Do điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ quản lý nên việc tách, nhập, xây dựng hình thành bộ máy mới của quản lý nhà nước về kinh tế là một tất yếu.

Tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã chỉ ra và xác lập mô hình nền kinh tế nước ta: kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và vận hành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo “cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước, bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác”3 . Đây là giai đoạn chuyển đổi căn bản, triệt để về cơ chế quản lý kinh tế, quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường, lấy luật pháp làm căn cứ, cơ sở, đầu tiên trong hoạt động quản lý, khắc phục tình trạng tuyệt đối hóa kế hoạch hóa, bắt đầu coi trọng đúng mức các chính sách kinh tế, công cụ kinh tế, coi trọng phương pháp kinh tế là chủ yếu.

Với quan điểm đổi mới kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế không ngừng được cải cách, hoàn thiện để phù hợp với mô hình nền kinh tế mới – kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hệ thống BMQLNN về KT ở nước ta được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức hành chính NN bao gồm: Về tổ chức

Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức hành chính nhà nước, bao gồm:

+ Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp trung ương có (i) Quốc hội, trong đó có các ủy ban liên quan trực tiếp tới quản lý nhà nước về kinh tế như: Ủy ban kinh tế, ngân sách của Quốc hội; Ủy ban luật pháp, Ủy ban kinh tế đối ngoại,...(ii) Chính phủ, trong đó có các Bộ kinh tế thuộc chính phủ; các Bộ, ban, ngành và tương đương thuộc chính phủ, (iii) Cơ quan Tư pháp, có Viện kiểm sát tối cao, Tòa án nhân dân tối cao.

+ Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp địa phương (tỉnh thành trực thuộc trung ương), như Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; các sở và tương đương của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.

+ Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế quận, huyện + Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế phường, xã

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HẾT MÔN QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 27 - 40)