Mối quan hệ giữa FDI và DI

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu tại việt nam (Trang 33 - 36)

Bằng phương pháp phân tích dữ liệu bảng cho khoảng thời gian từ 1980 – 2008 của 13 nước trong đó 7 nước được phân loại là nhiều dầu mỏ và 6 nước còn lại là không có/ ít dầu mỏ và kỹ thuật ước lượng GMM, Sevil ACAR, Bilge ERĐŞ, Mahmut TEKÇE trong bài nghiên cứu “Ảnh hưởng ca

đầu tư trc tiếp nước ngoài lên đầu tư trong nước: các bng chng t các nước Trung Đông – Bc Phi”. Kết quả thực nghiệm của các tác giả cho thấy dòng vốn FDI đã chèn lấn đầu tư trong nước, đặc biệt là trong 13 quốc gia được lựa chọn để phân tích tại các nước giàu dầu mỏ cũng như nước nghèo dầu mỏ. Trong những năm 1990, do chính phủ các nước có sự bảo hộ đối với đầu tư trong nước và ngăn cản đầu tư trực tiếp nước ngoài nên không thu hút được FDI. Do đó, sau khoảng thời gian này, đầu tư trong nước không có khả năng cạnh tranh nên đã bị FDI hoạt động hiệu quả hơn chèn lấn.

Trong bài nghiên cứu “Đầu tư nước ngoài vào s tăng trưởng kinh tế: Ln át hay gia tăng đầu tư trong nước?” của các tác giả Agosin, Manuel R., và Roberto Machado (2005), với mô hình lý thuyết cho đầu tư bao gồm biến FDI, ước lượng biến này và kiểm định với dữ liệu bảng cho khoảng thời gian từ 1971 – 2000 và 3 thập kỷ liên quan. Mô hình được chạy cho 12 nước cho mỗi 3 khu vực đang phát triển (Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ La tinh), bài nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng rằng tất cả các nước trong 3 khu vực đang

phát triển, kết quả tốt nhất là FDI đi vào trong đầu tư nội địa và không thay đổi, cũng có một số khu vực nhất định vào những thời kỳ nhất định, FDI lấn át đầu tư nội địa. Cụ thể là dường nhưở Châu Mỹ La tinh, FDI đã lấn át đầu tư trong nước.

Hay như trong bài viết của mình “Có phải đầu tư trc tiếp nước ngoài gia tăng năng sut ca các doanh nghip ni địa?” của tác giả Beata K. Smarzynska (2003) đã chứng minh rằng các các công ty nội địa được hưởng lợi từ các hoạt động của các chi nhánh nước ngoài kể cả trong chính nước đi đầu tư cũng như trong nước được đầu tư. Hơn nữa, bài nghiên cứu cũng chứng minh rằng, các công ty theo định hướng thị trường nội địa thì lợi ích gia tăng cao hơn là các công ty nước ngoài theo định hướng xuất khẩu.

Trong một nghiên cứu khác “Có phải các công ty ni địa được hưởng li từđầu tư trc tiếp nước ngoài? – Bng chng thc nghim t Venezuela”

của nhóm tác giả Aitken, Brian J., and Ann E. Harrison (1999). Với dữ liệu nghiên cứu từ những năm 1976 – 1989 thông qua phương pháp ước lượng OLS và phương pháp ước lượng bình phương bé nhất có trọng số, kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy:

Thứ nhất, đối với các nhà máy có số lượng công nhân ít hơn 50 người thì sự gia tăng trong tỷ lệ vốn góp của chủ sở hữu nước ngoài thì có tương quan đến sự gia tăng trong năng suất lao động. Điều này chứng tỏ rằng, các nhà máy thì được hưởng lợi từ lợi thế sản xuất của vốn chủ sở hữu nước ngoài.

Thứ hai, các tác giả thấy rằng sự gia tăng sở hữu nước ngoài có tác động tiêu cực đến năng suất của toàn bộ các công ty nội địa trong cùng ngành.

Cuối cùng, ảnh hưởng thuần của vốn sở hữu nước ngoài lên nền kinh tế là khá nhỏ. Ở các công ty liên doanh thì có lợi ích từ đầu tư nước ngoài nhưng không có bằng chứng nào cho thấy hiệu ứng lan tỏa công

nghệ từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đối với các công ty nội địa.

Cũng trong nội dung nghiên cứu về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước, trong bài nghiên cứu mới đây, Kamaly, A. (2014) sử dụng dữ liệu trên 16 quốc gia đang nổi lên trong khoảng thời gian 30 năm, mô hình thực nghiệm được ước tính là một hệ phương trình mà trong đó, mỗi phương trình đại diện cho một quốc gia. Bằng việc sử dụng ước lượng 3SLS cho hệ phương trình nêu trên, tác giả đã cho thấy bằng chứng rằng: tác động của FDI lên DI ở từng quốc gia cụ thể. Tuy nhiên, trong hầu hết các nước, FDI có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đối với với DI. Trong giai đoạn tiếp theo, FDI có thể lấn át DI. Trong hầu hết các nước trong mẫu nghiên cứu, trong dài hạn thì FDI có tác động trung lập DI. Việc FDI thúc đẩy hay là lấn át DI chỉ thấy trong số ít quốc gia.

Hay trong một nghiên cứu khác của hai tác giả Manuel R. Agosin và Ricardo Mayer (2010) nghiên cứu về FDI và DI tại ba khu vực đang phát triển: Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ La tinh cho khoảng thời gian từ 1970 – 1996 và hai khoảng thời gian phụ từ 1976 – 1985 và 1986 – 1996. Kết quả thực nghiệm cho thấy ở Châu Phi và Châu Á thì đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư trong nước phát triển. Tại châu Phi thì kết quả cao hơn ở Châu Á. Tuy nhiên, kết quả thì dường như ngược lại cho khu vực Châu Mỹ La tinh, FDI đã lấn át đầu tư trong nước.

Nhìn chung các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa FDI và DI cho thấy, có tồn tại mối quan hệ giữa FDI và DI. Tuy nhiên, ở từng khu vực khác nhau hay ở các nước khác nhau thì tác động của FDI lên DI là không giống nhau.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu tại việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)