1. KẾT LUẬN.
Tự kỷ và tăng động không phải là bệnh tâm thần và hoàn toàn có khả năng phục hồi nếu điều trị kịp thời. Nhưng do sự thiếu hiểu biết, đặc biệt là do mặc cảm về căn bệnh này của nhiều ông bố bà mẹ mà nhiều trẻ em bị mắc bệnh tự kỷ đã không được đưa đến bệnh viện chữa trị khiến cho bệnh tình của các em ngày càng trầm trọng hơn và càng ít khả năng phục hồi như mong muốn. Hiểu một cách đơn giản , tự kỷ và tăng động là hội chứng rối loạn sự phát triển bình thường trong đó bao gồm sự khiếm khuyết về khả năng quan hệ xã hội, sự khiếm khuyết về khả năng giao tiếp (ngôn ngữ) và sự rối loạn về hành vi. Trẻ trai mắc bệnh này gấp 4 lần trẻ gái.
Những rối loạn này làm cho trẻ không có khả năng hoà nhập cộng đồng. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của hội chứng này tới trẻ về mặt thể chất và tinh thần là rất đáng lo ngại. Nếu làm một phép tính đơn giản cũng có thể thấy đang có hàng ngàn trẻ em Việt Nam bị tự kỷ mà bản thân gia đình các em không biết. Hơn thế, hấu hết các bệnh viện tuyến dưới chưa có khả năng phát hiện và can thiệp với hiểu biết về hội chứng này ở người dân chưa cao nên số trẻ tự kỷ thực tế chắc chắn cao hơn nhiều, đặc biệt là ở nông thôn. Như vậy thì các em thật thiệt thòi.
Là giáo viên chủ nhiệm lớp 1, tôi mong muốn tất cả trẻ em đều được đến trường và học trong môi trường giáo dục bình thường. Muốn
giúp được nhiều trẻ tự kỷ và tăng động hội nhập thì giáo viên cần có lòng yêu nghề, yêu trẻ và thật sự thương yêu chúng như con đẻ của mình. Nếu tất cả người lớn chúng ta đều chung một ý nghĩ như vậy thì học sinh tự kỷ và tăng động sẽ có nhiều hơn nữa cơ hội trở thành người có ích, cống hiến được nhiều cho xã hội và không trở thành gánh nặng của gia đình và cộng đồng. Hãy yêu thương con trẻ hơn nữa bằng tất cả tấm lòng và hành động của mỗi cá nhân.
2. KHUYẾN NGHỊ.
- Rất mong các trường sư phạm chú ý đến việc đào tạo thêm kiến thức về giáo dục hòa nhập trẻ hội chứng tự kỷ,tăng động chậm phát triển trí tuệ.
- Mong Nhà trường khích lệ hơn đối với giáo viên đứng lớp có trẻ tự kỷ,tăng động chậm phát triển trí tuệ hòa nhập… nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ,tăng động , chậm phát triển trí tuệ. Bên cạnh đó nhà trường cần tạo ra sự hợp tác tích cực giữa Nhà trường – Gia đình.
- Giáo viên đứng lớp có học sinh chậm phát triển trí tuệ hòa nhập cần không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức, kĩ năng về giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ,tăng động chậm phát triển trí tuệ.
- Mọi thành viên trong gia đình trẻ hội chứng tự kỷ,tăng động chậm phát triển trí tuệ cần có nhận thức đúng đắn về tình trạng chậm phát triển trí tuệ của trẻ. Gia đình nên có sự cộng tác cởi mở và chặt chẽ với nhà trường, đặc biệt là giáo viên trực tiếp dạy trẻ.
Trên đây là SKKN với đề tài:
MỘT SỐ KỸ NĂNG TẠO CƠ HỘI CHO TRẺ TỰ KỶ,
TĂNG ĐỘNG HỘI NHẬP VỚI MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤCBÌNH THƯỜNG (KHỐI LỚP 1). BÌNH THƯỜNG (KHỐI LỚP 1).
Tôi rất mong có được sự đóng góp ý kiến của các ban ngành có
liên quan, sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và có thể sử dụng được rộng rãi ở các trường Tiểu học, đặc biệt là với học sinh khối lớp 1.
T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n.
Hµ Néi, ngµy 10 th¸ng 04 n¨m 2015
T«i xin cam ®oan®©y lµ s¸ng kiÕn kinh nghiÖm cña m×nh viÕt .kh«ng sao chÐp néi dung cña ng êi
kh¸c
Ngêi viÕt X¸c nhËn cña hiÖu trëng
NguyÔn ThÞ Ph¬ng
1: Báo Tiếp Thị Gia Đình (NXB phụ nữ)2: Văn hóa gia đình (NXB giáo dục) 2: Văn hóa gia đình (NXB giáo dục)
3: Trẻ Tự kỷ ( hope.vicongdong.vn/.../view.aspx)
4: Trẻ tăng động (webtretho)Và một số tài liệu khác. Và một số tài liệu khác.
Mục Lục
A. ĐẶT VẤN ĐỀ