2. 1.4 Sự hình thành rễ của hom giâm
4.2.2. Ảnh hưởng của loại hom giâm đến khả năng ra rễ của hom cây Gáo
Kết quả nghiên cứu về khả năng ra rễ của hom giâm ở các công thức thí nghiệm về loại hom giâm được thể hiện ở bảng 4.8 và hình 4.6; 4.7:
Bảng 4.8: Kết quả về khả năng ra rễ của loại hom giâm cây Gáo
CTTN(Loại hom giâm) Số hom thí nghiệm Số hom ra rễ (hom) Tỷ lệ (%) Số rễ TB trên hom (cái) Chiều dài rễ TB (cm) Chỉ số ra rễ CT1 (H.gốc) 90 10 11,1 7,86 1,67 13,2 CT2 (H. giữa) 90 18 20,0 8,20 2,02 16,6 CT3 (H.ngọn) 90 23 25,6 9,11 2,10 19,1
Hình 4.6: Tỷ lệ ra rễ của hom cây Gáo ở các công thức thí nghiệm về loại hom giâm
Hình 4.7a: Chỉ số ra rễ của hom cây Gáo ở các công thức thí nghiệm về loại hom giâm
Hom ngọn Hom giữa
Hình 4.7b: Hình ảnh minh họa khả năng ra rễ của hom Gáo ở các
công thức thí nghiệm
Hom gốc
Từ kết quả ở bảng 4.8 và hình 4.6; 4.7a, b cho thấy:
* Số hom ra rễ:
Công thức 3 (hom ngọn) là công thức có tỷ lệ hom ra rễ cao nhất 25,6%, công thức 2 đạt 20,0%), công thức1 thấp nhất chỉ đạt 11,1%.
Như vậy độ loại hom giâm có ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom giâm cây Gáo.
* Số lượng rễ trên hom:
Từ kết quả cho thấy: Công thức 3 (hom ngọn) là công thức có số rễ trung bình trên hom cao nhất 9,11cái, công thức 2 là 8,20 cái, công thức1 thấp
nhất chỉ đạt 7,86 cái. Như vậy loại hom giâm có ảnh hưởng đến số rễ của hom giâm cây Gáo.
* Chiều dài rễ:
Cùng với số hom ra rễ, số rễ trên hom, chiều dài rễ góp phần làm tăng chất lượng của bộ rễ cây hom. Công thức có chiều dài rễ trung bình thấp nhất là công thức 1 đạt 1,67cm, công thức 2 là 2,02 và công thức 3 cao nhất đạt 2,1cm.
* Chỉ số ra rễ:
Chỉ số ra rễ công thức 3 cao nhất đạt 19,1, sau đó là công thức 2 đạt 16,6, công thức 1 có chỉ số ra rễ thấp nhất là 13,2. Như vậy, loại hom giâm cây Gáo có ảnh hưởng đến chất lượng của bộ rễ của hom giâm.
Để có cơ sở chắc chắn khẳng định công thức nào có ảnh hưởng tốt hơn đến khả năng ra rễ của loại hom giâm cây Gáo thông qua phân tích phương sai 1nhân tố. Bảng 4.9: Bảng tổng hợp kết quả về chỉ số ra rễ của loại hom của cây Gáo ởđợt cuối thí nghiệm Phân cấp nhân tố A (CTTN) Trung bình các lần lặp lại Si X i 1 2 3 CT1 11.9 13.6 14.0 39.5 13.2 CT2 17.2 16.5 16.1 49.8 16.6 CT3 19.3 18.5 19.7 57.5 19.1 Σ 146.8 48.9 Từ bảng 4.9 ta thấy:
+ Đặt giả thuyết H0: µ1 =µ2 =µ3.......=µ. Nhân tố A tác động đồng đều lên kết quả thí nghiệm.
+ Đối thuyết H1: µ1 ≠ µ2 ≠µ3.......≠ µ. Nhân tố A tác động không đồng đều đến kết quả thí nghiệm, nghĩa là chắc chắn sẽ có 1 trong những công thức thí nghiệm có tác động trội hơn so với các công thức còn lại.
Tính:
Tính biến động tổng số: Vt = 58,23
Tính biến động do nhân tố A (do CTTN): Va = 54,376 Tính biến động ngẫu nhiên: VN = VT - VA = 3,854
Ta có : Fa = 42,34 F05 = 5,14 So sánh
Thấy rằng FA (Chỉ số ra rễ của loại hom) = 42,34 > F05 (Chỉ số ra rễ của loại hom) = 5,14. Vậy thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận H1.
Vậy nhân tố A (CTTN) tác động không đồng đều đến chỉ số ra rễ của loại hom của cây Gáo, có ít nhất 1 công thức tác động trội hơn các công thức còn lại.
Qua xử lý trên EXCEL ta có bảng phân tích phương sai 1 nhân tố đối với chỉ số ra rễ của loại hom cây Gáo theo bảng 4.10:
Bảng 4.10: Bảng phân tích phương sai một nhân tốảnh hưởng Đến chỉ số ra rễ của loại hom của cây Gáo
ANOVA
Source of
Variation SS Df MS F P-value F crit Between Groups 54,3755556 2 27,18778 42,33391 0,000289797 5,1432528 Within Groups 3,85333333 6 0,642222 Total 58,2288889 8 * Tìm công thức trội nhất: Ta tính LSD: LSD = 1,51
LSD: Chỉ tiêu sai dị bảo đảm nhỏ nhất
t
2
α= 2,31
Bảng 4.11: Bảng sai dị từng cặp xi−xj cho chỉ số loại hom của cây Gáo
CT2 CT3
CT1 3.4* 5.9*
CT2 2.5*
Những cặp sai dị nào lớn hơn LSD được xem là sai rõ giữa 2 công thức và có dấu “*”.
Những cặp sai di nào nhỏ hơn LSD được xem là không có sự sai khác giữa 2 công thức và có dấu “-” .
Qua bảng trên ta thấy công thức 3 có X Max1 = 19,1 cm là lớn nhất và công thức 2 có X Max2 = 16,6 cm là lớn thứ 2 có sai khác nhau rõ. Do đó công thức 3 là công thức trội nhất.
Nhận xét chung:
Loại hom giâm ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ, số rễ trên hom, chiều dài rễ và chỉ số ra rễ của cây hom Gáo.
Loại hom giâm, là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng với loài cây Gáo hom ngọn cho tỷ lệ ra rễ cao hơn hom giữa và cao hơn hom gốc.
Do vậy, khi nhân giống loài cây Gáo bằng hom nên chọn hom ngọn là tốt nhất sau đó mới đến hom giữa.
4.2.3. Ảnh hưởng của loại hom giâm đến khả năng ra chồi của hom cây Gáo
Kết quả nghiên cứu về khả năng ra chồi của hom giâm ở các công thức thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.12 và hình 4.8; 4.9:
Bảng 4.12: Kết quả về ảnh hưởng của loại hom giâm đến khả năng ra chồi của hom cây Gáo
CTTN(Loại hom giâm) Số hom thí nghiệm Số hom ra chồi (hom) Tỷ lệ (%) Số chồi TB trên hom (cái) Chiều dài chồi TB (cm) Chỉ số ra chồi CT1 (H.gốc) 90 10 11,1 1,0 0,4 0,4 CT2 (H. giữa) 90 18 20,0 1,0 0,5 0,5 CT3 (H.ngọn) 90 23 25,6 1,0 0,9 0,9
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm của đề tài)
Hình 4.8: Tỷ lệ ra chồi của hom cây Gáo ở các công thức thí nghiệm về loại hom giâm
Từ kết quả ở bảng 4.12 và hình 4.8; 4.9 cho thấy:
* Số hom ra chồi:
Số hom ra chồi ở công thức 3 (hom ngọn) cho tỷ lệ ra chồi đạt 25,6%, công thức 2 (hom giữa) cho tỷ lệ ra chồi thấp hơn đạt 20,0%, công thức 1 (hom gốc) cho tỷ lệ ra chồi thấp nhất đạt 11,1%.
Hình 4.9: Chỉ số ra chồicủa hom cây Gáo ở các công thức thí nghiệm về loại hom giâm
* Số chồi trên hom:
Số chồi trung bình trên hom ở các công thức: hom ngọn, hom giữa, hom gốc đều là 1,0 chồi/hom.
* Chiều dài chồi:
Chiều dài chồi ở công thức 3 (hom ngọn) là cao nhất đạt 0,9cm, công thức 2 (hom giữa) thấp hơn đạt 0,5cm, công thức 1 (hom gốc) thấp nhất đạt 0,4cm.
* Chỉ số ra chồi:
Chỉ số ra chồi bao gồm số lượng chồi trên hom và chiều dài chồi, công thức 3 (hom ngọn) là cao nhất đạt 0,9, công thức 2 (hom giữa) thấp hơn đạt 0,5, công thức 1 (hom gốc) thấp nhất đạt 0,4.
Nhận xét chung:
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, loại hom giâm có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra chồi, số chồi trên hom, chiều dài chồi và chỉ số ra chồi của cây hom Gáo. Khả năng nẩy chồi của cây hom thể hiện sức sống của cây con, đảm bảo chất lượng cây giống. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng với loài cây Gáo loại hom ngọn, hom giữa cho khả năng nẩy chồi cao hơn hom gốc.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ