Mối quan hệ giữa các chế tài

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại (Trang 41)

Mối quan hệ giữa các chế tài đó là việc có thể áp dụng hay không áp dụng các chế tài khác nhau cho một vi phạm.

Về nguyên tắc những loại chế tài không logic, trái ngược nhau về hậu quả thì không thể cùng áp dụng được. Như chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thì không thể áp dụng đồng thời với nó là huỷ hợp đồng, tạm ngừng hay đình chỉ hợp đồng vì làm như vậy không hề logic do mục đích và hậu quả của mỗi loại chế tài đưa đến là khác nhau.

Một số loại chế tài có thể tuỳ nghi lựa chọn vì chúng có cùng điều kiện áp dụng như huỷ hợp đồng, đình chỉ hay tạm ngưng đều có cùng điều kiện áp dụng là khi có sự vi phạm cơ bản hợp đồng. Quy định của pháp luật như vậy không rõ ràng, thiếu chuẩn mực đối với mỗi loại chế tài vì mức độ khắc nghiệt và hậu quả của nó khác biệt nhau rất lớn.

Những chế tài mang tính trách nhiệm vật chất lại có thể áp dụng với tất cả các chế tài khác. Điều 299, Luật Thương mại 2005 qui định: “Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trong thời gian thực hiện buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác. Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.”.

Quan hệ giữa các biện pháp trách nhiệm vật chất cũng cần phải được làm rõ. Điều 307, Luật Thương mại 2005 qui định về quan hệ giữa chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm như sau:

“1) Trường hợp các bên không có thoả thuận phạt vi pham thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2) Trường hợp các bên có thoả thuận về phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

1.4.2. Áp dụng chế tài đối với vi phạm hợp đồng thƣơng mại 1.4.2.1. Cơ sở áp dụng chế tài đối với vi phạm hợp đồng thƣơng mại

Các chế tài áp dụng cho việc vi phạm hợp đồng thương mại là những hình thức của trách nhiệm hợp đồng bởi vậy khi muốn áp dụng chúng ta cần phải có đủ các điều kiện là căn cứ, cơ sở cho việc áp dụng. Đối với trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thì cơ sở của nó chính là có hành vi vi phạm hợp đồng, hành xử có lỗi, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và hậu quả xảy ra.

(1) Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng

Trách nhiệm hợp đồng chỉ có thể đặt ra khi có hành vi vi phạm hợp đồng, như không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, thực hiện không đúng, chậm trễ trong việc thực hiên nghĩa vụ…Tuy nhiên không phải người vi phạm nghĩa vụ luôn phải chịu trách nhiệm cho việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mà hành vi đó phải trái pháp luật hay thoả thuận của các bên và không thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm do bất khả kháng, do lỗi hoàn toàn của người có quyền…Hợp đồng trên nguyên tắc cơ bản khi mà được tạo ra một cách hợp pháp thì nó được coi là có hiệu lực như luật đối với các bên giao kết. Những ràng buộc của nghĩa vụ trong hợp đồng được pháp luật bảo vệ, người có nghĩa vụ phải thi hành

nghiêm chỉnh nghĩa vụ đã cam kết. Những sử sự không phù hợp với thoả thuận của các bên, trái với pháp luật, tập quán sẽ là bất hợp pháp và là cơ sở của trách nhiệm hợp đồng. Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 đều quy định vi phạm hợp đồng là không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng. Điều 302, Bộ luật Dân sự 2005 và khoản 12, Điều 3, Luật Thương mại 2005 qui định: “Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của luật này”. Như vậy theo pháp luật Việt Nam, khi một bên không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ bị coi là vi phạm và là cơ sở của trách nhiệm hợp đồng. Hành vi vi phạm có thể là tác vi hoặc bất tác vi.

Do cách tiếp cận khác nhau nên pháp luật các nước có nhiều cách phân loại khác nhau về hành vi vi phạm hợp đồng. Bộ luật Dân sự Đức qui định hai loại là vi phạm dưới hình thức chậm thực hiện nghĩa vụ và không thể thực hiện nghĩa vụ hay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Ngoài ra thực tiễn xét xử còn ghi nhận một hình thức khác là chủ động vi phạm hợp đồng [7, tr. 359 – 360]. Pháp luật Anh-Mỹ phân chia hành vi vi phạm thành: vi phạm thực tế (real breach of contract ) là việc không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng khi đến hạn. Vi phạm thấy trước hay vi phạm tiên liệu trước (anticipatory breach of contract) là dạng vi phạm theo đó nếu trước khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mà bên có nghĩa vụ bằng hành vi của mình tuyên bố rằng sẽ không thực hiện nghĩa vụ trước khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ [7, tr. 374]. Đây là những cách phân loại mà pháp luật Việt Nam còn thiếu.

(2) Có thiệt hại

Có thiệt hại vật chất đối với bên bị vi phạm mà thiệt hại có thể

là những tổn thất về tài sản, giảm sút uy tín, những chi phí hợp lý mà bên bị vi phạm phải bỏ ra để ngăn chặn thiệt hại, khoản lợi nhuận bị mất…Đối với biện pháp bồi thường thiệt hại thì mục đích là nhằm đặt nguyên đơn vào vị trí mà họ có thể được hưởng nếu khi không có sự vi phạm hợp đồng hoặc ít ra cũng là khôi phục lại tình trang ban đầu nếu mà nguyên đơn không giao kết hợp đồng do tin vào lời hứa của bị đơn. Luật Thương mại 2005 không nhắc tới những thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng gây ra có được bồi thường. Trong một vụ việc thực tế mà trọng tài đã giải quyết, tổn thất về uy tín cũng được bồi thường. Trong vụ tranh chấp hợp đồng mua bán giầy nữ, trọng tài cho rằng: “Uy tín thương mại của một thương nhân sẽ bị ảnh hưởng khi họ không thể thoả mãn được phần lớn các đơn hàng đã ký với khách hàng và xem xét những suy giảm về lợi nhuận và những số liệu kinh doanh với các khách hàng đã từng có đơn đặt hàng với nguyên đơn trong thời gian bị vi phạm so với trước đó” [14, tr. 40].

(3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại

Không phải tất sự vi phạm nghĩa vụ nào cũng đều là cơ sở của trách nhiệm hợp đồng và không phải bất kỳ thiệt hại nào xảy ra trong quan hệ nghĩa vụ cũng đều do bên vi phạm gánh chịu.

Quan hệ nhân quả là một phạm trù chung cho tất cả các ngành khoa học tự nhiên, xã hội mà không phải riêng có ở luật học. Quan hệ nhân quả là mối quan hệ tất yếu tự nhiên của một số sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội, trong đó có những sự vật hiện tượng này là nguyên nhân và những sự vật hiện tượng kia là kết quả. Trong khoa học luật, quan hệ nhân quả là quan hệ giữa hành vi vi phạm nghĩa vụ và hậu

quả xảy ra, trong đó hành vi vi phạm nghĩa vụ là nguyên nhân còn thịêt hại xảy ra là kết quả tất yếu. Hành vi phải xuất hiện trước khi thiệt hại thiệt hại xảy ra, quan hệ giữa hành vi và hậu quả xảy ra đặt trong mối quan hệ nội tại tất yếu của sự vật hiện tượng. Bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ chỉ phải bồi thường những thiệt hại có nguyên nhân trực tiếp từ hành vi vi phạm. Tuy nhiên một mối quan hệ nhân quả không thể đi quá xa vời một cách không hợp lý để bắt người vi phạm phải bồi thường hay nói cách khác những hành vi vi phạm nghĩa vụ và hậu quả (thiệt hại) chỉ có thể dự đoán được trước một bởi một người bình thường, minh mẫn, cẩn trọng thì người bị vi phạm mới phải bồi thường. Trong nhiều trường hợp thiệt hại xảy ra bắt nguồn từ nhiều hành vi khác nhau bởi vậy để có thể xác định chính xác trách nhiệm của bên có nghĩa vụ thì nhất thiết phải xem xét một cách thận trọng những gì là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả thiệt hại xảy ra.

(4) Có lỗi

Lỗi là một vấn đề pháp lý được đánh giá là tiến bộ, là cơ sở quan trọng để một người phải chịu trách nhiệm cho những vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của mình. Trong trách nhiệm hợp đồng, khi một người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thì đương nhiên bị coi là có lỗi.

Bởi vậy người bị vi phạm chỉ cần quan tâm tới việc nghĩa vụ của bên kia có được thực hiện, đầy đủ hay không để yêu cầu các biện pháp chế tài để bảo vệ quyền lợi của mình. Người vi phạm muốn không phải chịu trách nhiệm thì buộc phải chứng minh là do hoàn cảnh bất khả kháng làm cho mình không thể thực hiện đúng nghĩa vụ, hoặc đã lỗ lực hết sức trong phạm vi năng lực của mình nhưng cũng không thể ngăn chặn được việc nghĩa vụ không được thực hiện đúng, việc không thực hiện được hoàn

toàn do lỗi của bên có quyền.

Bộ luật Dân sự 2005, cũng như nhiều luật gia Việt Nam đã định nghĩa lỗi trong luật dân sự lấy từ quy định về ý tưởng lỗi quy định trong Bộ luật Hình sự 1999. Lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi vi gây thiệt hại, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện [12, tr. 51]. Theo các luật gia La Mã, lỗi cũng bao gồm hai loại là cố ý và vô ý nhưng họ dùng tiêu chí một con người bình thường giả tưởng trung thực, cần mẫn, thận trọng trong những hoàn cảnh nhất định phải hành động hợp lý làm thước đo để đánh giá việc có lỗi hay không của người thực hiện hành vi đó [1, tr. 25]. Pháp luật dân sự Pháp cũng xuất phát từ cách quy định lỗi trong luật La Mã sử dụng các tiêu chí khác so với pháp luật Việt Nam: Lỗi nặng là trường hợp một người có sự hành xử đi lệch quá xa so với yêu câu, đòi hỏi của hoàn cảch cho thấy người đó hành động hoàn toàn bất cẩn, ngớ ngẩn, cẩu thả, không lo lắng gì tới hậu quả có thể xảy ra [10, tr. 107]. Trong khi đó pháp luật Anh - Mỹ không có quy định về lỗi cho việc vi phạm hợp đồng mà lỗi chỉ có tác dụng trong việc xác định trách nhiệm ngoài hợp đồng, vì nguyên tắc cơ bản của pháp luật Anh là hợp đồng phải được thực hiện trong mọi trường hợp và không phụ thuộc vào lỗi của người vi phạm. Nếu một người nào đã nhận lấy nghĩa vụ theo hợp đồng thì không thể từ chối thực hiện nó. Nguyên tắc này được gọi là trách nhiệm tuyệt đối. Trách nhiệm tuyệt đối về mặt lôgic xuất phát từ nội dung và bản chất của hợp đồng trong luật pháp Anh [1, tr. 26]. Pháp luật các nước Common Law không đưa ra khái niệm lỗi cho vị vi phạm hợp đồng. Pháp luật các nước Civil Law đưa ra khái niệm lỗi nhưng không phải dựa trên thái độ tâm lý đối với hành vi mà sử dụng một tiêu chuẩn con người bình thường được giả định.

Trong trách nhiệm hợp đồng nói chung thì yếu tố lỗi được suy đoán. Những cam kết, nghĩa vụ đặt ra trong hợp đồng là cái mà pháp luật buộc các bên phải thực hiện đúng do vậy khi không thực hiện đương nhiên bị coi là có lỗi, không cần biết đó là hình thức lỗi gì, trừ trường hợp chứng minh rằng không thể thực hiện được do bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

Luật Thương mại 2005 không coi lỗi là cơ sở duy nhất phát sinh trách nhiệm hợp đồng tại Điều 294 và Điều 303. Một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình đã cam kết trong hợp đồng và không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm thì đương nhiên phải chịu trách nhiệm hợp đồng. Đây là trường hợp trách nhiệm khách quan, dựa trên lỗi mặc nhiên.

1.4.2.2. Nguyên tắc áp dụng chế tài đối với vi phạm hợp đồng thƣơng mại

Chế tài do các bên lựa chọn và áp dụng

Xuất phát từ nguyên tắc tự do khế ước, các bên có quyền thoả thuận về mọi thứ không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội nên các bên trong quan hệ hợp đồng có quyền thoả thuận về mọi biện pháp trách nhiệm, chế tài áp dụng khi mà hợp đồng bị vi phạm. Những thoả thuận hợp pháp của các bên có hiệu lực, được pháp luật bảo vệ, và người thứ ba cũng như các cơ quan tài phán toà án, trọng tài tôn trọng. Trên nguyên tắc tự định đoạt của đương sự toà án hay trọng tài chỉ xem xét, giải quyết khi có bên yêu cầu cho nên toà án, trọng tài không thể tự mình áp dụng chế tài đối với bên vi phạm hợp đồng khi mà các bên không có yêu cầu. Toà án hay trọng tài chỉ có thể xem về tính hợp pháp của biện pháp chế tài được yêu cầu áp dụng, phạm vi thiệt hại phải bồi

thường hay số tiền phạt vi phạm hợp lý…Bên bị vi phạm áp dụng biện pháp chế tài nào là do tự họ quýêt định để bảo vệ lấy quyền lợi của mình.

Nhiều chế tài có thể cùng lúc áp dụng cho một vi phạm cụ thể

Hợp đồng bị vi phạm, để bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mình người bị vi phạm có yêu cầu áp dụng cùng lúc nhiều biện pháp chế tài khác nhau khi mà các biện pháp chế tài được áp dụng không mâu thuẫn với nhau về bản chất, không logic. Như biện pháp buộc thực hiện hợp đồng và huỷ hợp đồng, đình chỉ hợp đồng hoàn toàn trái ngược nhau về bản chất, hậu quả nên không thể cùng áp dụng. Khi những biện pháp đã áp dụng không bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình bên bị vi phạm có thể áp dụng các chế tài khác mạnh hơn. Việc áp dụng các biện pháp chế tài khác không làm mất đi quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của bên bị thiệt hại.

Không áp dụng các biện pháp chế tài khi những vi phạm thuộc trường hợp miễn trách nhiệm

Điều 294, Luật Thương mại 2005 quy định các trường hợp khi mà bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng không phải chịu trách nhiệm đối với việc vi phạm nghĩa vụ. Bên vi phạm nghĩa vụ chứng minh rằng mình thuộc một trong những trường hợp miễn trách nhiệm thì không thể áp dụng chế tài.

1.4.2.3.Điều kiện áp dụng đối với các chế tài cụ thể

Không phải tất cả các biện pháp chế tài khi áp dụng đều cần đầy đủ cả bốn cơ sở đó là có hành vi vi phạm, có thiệt hại xảy ra, có lỗi và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra. Bởi vậy đối với mỗi chế tài có những điều kiện để áp dụng riêng.

Điều kiện áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng

Như đã phân tích tại phần chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng ở trên, buộc thực hiện đúng hợp đồng là sự cưỡng chế của nhà nước bắt buộc bên vi phạm phải thực hiện đúng những gì mà mình đã cam kết trong hợp đồng. Như vậy chỉ cần có việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng thì bên bị vi phạm luôn có quyền yêu buộc bên bị vi phạm thực hiện đúng hợp đồng. Ví dụ như bên cung

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)