II. Tổng quan về thị trường chứngkhoán Việt Nam
2. Mô hình tổ chức thị trường chứngkhoán Việt Nam
- Quan điểm, mục tiêu cơ bản của TTCK Việt Nam
Quan điểm về Thị trường chứng khoán của Việt Nam là phải phục vụ cho chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam - phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, đồng thời TTCK Việt Nam cũng phải tuân thủ theo các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về TTCK, được thế giới công nhận và tham gia. TTCK phải thúc đẩy công cuộc "chứng khoán hoá vốn kinh doanh" của
nền kinh tế, huy động vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. TTCK Việt Nam phải đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
Xuất phát từ quan điểm trên mà TTCK Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với TTCK các nước khác.
- Người quản lý, sở hữu Thị trường Chứng khoán Việt Nam
TTCK Việt Nam hoạt động dựa trên một cơ chế là: Có một cơ quan của Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về TTCK, thống nhất việc ban hành các văn bản pháp luật và giám sát hoạt động của TTCK. Sở giao dịch có thẩm quyền quy chế hoá hoạt động của Sở trên cơ sở luật pháp chung và sự phê chuẩn của cơ quan Chính phủ.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan duy nhất thực hiện việc tổ chức và quản lý Nhà nước về Chứng khoán và TTCK. Tất nhiên cơ quan này nằm dưới sự quản lý của Chính phủ để Nhà nước có thể kiểm tra hoạt động và định hướng phát triển cho TTCK nhưng nhìn chung UBCKNN gần như có toàn quyền thực hiện quản lý Nhà nước về TTCK.
Sở hữu TTCK Việt Nam hay cụ thể là sở hữu Sở giao dịch chứng khoán thuộc về Nhà nước (theo mô hình của Trung Quốc). Do nền kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển đổi, thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động cần có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của chính phủđể tránh có thểđổ vỡ ( như trường hợp của Hàn Quốc), TTCK nước ta lại là TTCK của một nước XHCN nên cần có sự kiểm soát của chính phủ để định hướng phát triển thị trường.
Theo Nghị định 48/1998/NĐ-CP, Việt Nam qui định “Sở GD Việt Nam là một tổ chức tài chính đặc biệt thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước thành lập, trực tiếp quản lý và điều hành”. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch mua bán tại SGD do các CTCK thành viên thực hiện. Giá chứng khoán do thị trường quyết định, hình thành qua quan hệ cung cầu, Nhà nước không độc quyền can thiệp. Các CTCK là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước cấp giấy phép hoạt động. Nếu sau một thời gian mà SGD hoạt động tốt thì Nhà nước sẽ đa dạng hoá quyền sở hữu SGD cho các CTCK thành viên. Và rồi đến một lúc nào đó, Nhà nước sẽ rút lui khỏi vị trí là người tham gia sở hữu SGD, trao toàn bộ quyền sở hữu SGD cho các CTCK thành viên,
Nhà nước chỉđứng vị trí là người quản lý, giám sát và bảo trợ cho TTCK phát triển.
- Hệ thống pháp lý về CK và TTCK
Giống như Trung Quốc hiện chúng ta chưa có luật về CK và TTCK. Văn bản pháp lý có giá trị cao nhất điều tiết hoạt động này hiện nay là Nghị định số 48/1998 NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về CK và TTCK. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định này giới hạn trong quy định việc phát hành chứng khoán ra công chúng, giao dịch CK và các dịch vụ liên quan đến CK và TTCK trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Trong tương lai, chúng ta cần thiết phải xây dựng luật về CK và TTCK.
Dưới nghịđịnh này còn có một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành như và các văn bản khác quy định cụ thể về những vấn đề liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán như các qui định về các hành vi bị cấm trong kinh doanh, quy định sử phạt vi phạm trên TTCK,...
Ngoài ra còn có các văn bản pháp luật khác liên quan đến sự phát triển TTCK như Luật doanh nghiệp (trước đây là luật Công ty), hệ thống các văn bản điều tiết hoạt động CPH DNNN,...
- Hệ thống giao dịch
Thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ mới đi vào hoạt động được hơn 3 năm, còn đang trong giai đoạn xây dựng nên tổ chức vẫn chưa hoàn thiện đầy đủ, chúng ta vẫn phải tiếp tục xây dựng dần dần. Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tổ chức của TTCK Việt Nam và các định chế tài chính liên quan sẽđược xây dựng theo mô hình thể hiện ở sơđồ sau.
Mô hình tổ chức TTTCK tập trung Việt Nam và các định chế tài chính liên quan
ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CÔNG TY Trung tâm Phân tích Chứng khoán Trung tâm Lưu ký CK & Thanh toán Bù trừ Ngân hàng &
+ Sở giao dịch chứng khoán
Trong giai đoạn đầu phát triển TTCK, Việt Nam chưa tổ chức ngay SGDCK mà sẽ phát triển SGDCK từ các Trung tâm giao dịch Chứng khoán.
Hiện nay chúng ta đã xây dựng được hai Trung tâm giao dịch chứng khoán, một là TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh (khai trương vào tháng 7/2000) nơi giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn được niêm yết chính thức, trái phiếu Nhà nước, trái phiếu các ngân hàng, hai là TTGDCK Hà Nội (vừa được thành lập giữa năm nay) là nơi giao dịch cho cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đến khi TTCK đạt đến một mức độ phát triển nhất định chúng ta sẽ xây dựng một SGDCK với hai sàn giao dịch trong cả nước.
Trung tâm giao dịch chứng khoán của chúng ta hiện nay khác với một Sở giao dịch chứng khoán hoàn chỉnh, nó vừa là TTCK sơ cấp (thị trường phát hành) vừa là TTCK thứ cấp (thị trường mua đi bán lại), các công cụ giao dịch tại TTGDCK của ta rất đơn giản, đơn thuần chỉ là cổ phiếu, trái phiếu thông thường. UBCKNN chưa cho phép giao dịch hợp đồng quyền lựa chọn, hợp đồng tương lai, bán khống hoặc mua bảo chứng như ở các SGDCK hoàn thiện khác.
+ Thành viên SGDCK
Số thành viên của TTGDCK TP Hồ Chí Minh hiện nay là 12 Công ty chứng khoán. Hầu hết các nước trong khu vực trong giai đoạn đầu phát triển TTCK đều không cho phép thành viên là các Công ty chứng khoán nước ngoài nhằm giảm thiểu rủi ro cho thị trường. Tuy nhiên, do rất cần kỹ thuật công nghệ chứng khoán của thế giới trong hoạt động của TTCK cũng như của Công ty CK, chúng ta vẫn chấp nhận cho phép các Công ty CK nước
ngoài liên doanh với Công ty CK Việt Nam làm thành viên. Song cho đến nay vẫn chưa có thành viên nào thuộc dạng này.
Một Công ty CK thành viên được phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh gồm: - Môi giới. - Tự doanh. - Bảo lãnh phát hành. - Quản lý danh mục đầu tư. - Tư vấn đầu tư CK. +Phương thức giao dịch
Mặc dù trong giai đoạn đầu hoạt động của TTCK còn đơn giản, chứng khoán chưa nhiều (cả về số lượng và chủng loại), số lượng công ty môi giới ít nhưng trình độ phát triển công nghệ tin học ở nước ta cũng khá cao do đó chúng ta tổ chức hệ thống giao dịch được vi tính hoá luôn, bỏ qua giai đoạn thủ công (bảng và phấn viết tay) như nhiều nước trước kia trải qua trước khi vi tính hoá. TTGDCK của chúng ta có sàn giao dịch tập trung các nhà môi giới thành viên; giao dịch thông qua hệ thống máy tính nối mạng tại sàn giao dịch, có hệ thống mạng vi tính giữa máy của người giao dịch tại sàn với máy của Công ty của họở bên ngoài sàn và thực hiện phương thức phối kết lệnh theo tập hợp lệnh đặt hàng (order driven).
+ Hệ thống thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán.
Hệ thống thanh toán cho các giao dịch CK của Việt Nam hiện nay chưa được thành lập thành một trung tâm mà mới chỉ dừng ở mức phòng thanh toán bù trừ trực thuộc TTGDCK. Hiện chúng ta có một phòng này ở thành phố Hồ Chí Minh. Sau này khi TTGDCK thứ hai được mởở Hà Nội thì đã có thêm một phòng nữa. Trong tương lai, khi hai TTGDCK phát triển thành một SGD tập trung của cả nước chúng ta sẽ có Trung tâm thanh toán, bù trừ CK chuyên trách về lĩnh vực này và là thống nhất trong cả nước.
Ngày thanh toán hiện nay của Phòng lưu ký và thanh toán bù trừ ban đầu la T + 4, từ đầu tháng 1/2002, Trung tâm Giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã rút ngắn thời hạn thanh toán xuống còn T+3. Hiện nay chúng ta đã có 5 ngân hàng lưu ký (2 ngân hàng trong nước, 3 ngân hàng nước ngoài) và 11 Công ty Chứng khoán được cấp giấy phép thực hiện dịch vụ lưu ký, và có một ngân hàng chỉđịnh thanh toán (Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam).
Hiện nay Việt Nam chưa xây dựng được một thị trường OTC để thực hiện các giao dịch ngoài sàn. Trong tương lai Việt Nam sẽ có các biện pháp cần thiết chuẩn bị về khung pháp lý cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật cho thị trường này. Theo chiến lược phát triển TTCK của Việt Nam, thì chúng ta sẽ nâng cấp Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội và chuẩn bị điều kiện để sau năm 2010 đưa TTGDCK Hà Nội trở thành thị trường phi tập trung (OTC).
Kinh nghiệm của các nước trong khu vực cũng cho thấy hầu như không nước nào phát triển thị trường OTC cùng lúc với TTCK tập trung. ở Hàn Quốc TTCK tập trung chính thức ra đời năm 1956; sau đó 31 năm (1987) thị trường OTC mới đi vào hoạt động. Thái Lan cũng sau 20 năm (1975-1995) mới cho ra đời thị trường OTC. Cho nên chúng ta trong giai đoạn đầu chỉ tập trung nguồn lực cho phát triển thị trường chính thức là hoàn toàn đúng đắn.
3. Hoạt động giao dịch chứng khoán:
Thị trường chứng khoán Việt Nam dù mới đi vào hoạt động nhưng cũng đã có đủ các biểu hiện của một thị trường phát triển, khi thì rất sôi động, khi thì trầm lắng, đóng băng.... Căn cứ vào hoạt động thực tế trên thị trường, có thể chia sự hoạt động của thị trường ra làm 3 giai đoạn:
3.1. Từ 7/2000 đến 7/2001
Đây là giai đoạn TTCK Việt Nam giá cổ phiếu liên tục tăng, giao dịch trái phiếu gần nhưđóng băng (có rất ít giao dịch).
- Diễn biến thị trường:
Ngày 20/7/2000 Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán ra đời từ đây. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được dư luận đánh giá là một trong mười sự kiện kinh tế, chính trị nổi bật của năm 2000.
Khuynh hướng chủđạo trên thị trường trong thời gian này là :
Giá cổ phiếu tăng liên tục: do mất cân đối lớn về cung, cầu chứng khoán, cung cổ phiếu luôn rất thấp so với cầu, và việc số lượng công ty cổ phần tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường rất ít (đến cuối năm 2000 mới chỉ có 5 cổ phiếu được niêm yết là REE, SAM, HAP, TMS và LAF) đã khiến cho giá của cả 5 loại cổ đều liên tục tăng cao gấp nhiều lần mệnh giá của các cổ phiếu. Do đó, chỉ số VNindex (chỉ số tổng hợp về giá cổ phiếu) liên tục gia tăng mạnh. Ta sẽ thấy rõ xu hướng giá cổ phiếu tăng mạnh đến mức nào khi so sánh kết quả của 2 ngày giao dịch tiêu biểu thể hiện ở hai biểu đồ dưới (một
ngày đại diện cho kết quả những ngày giao dịch đầu, một ngày đại diện cho kết quả những ngày giao dịch cuối của giai đoạn này).
Bảng 2: Kết quả giao dịch ngày 25/9/2000
Mã chứngkhoán Giá thực hiện(đ/cp) Khối lượng giao dịch(cp)
REE SAM HAP TMS 18.100 20.800 21.800 17.400 7.300 41.200 8.000 100
(Nguồn: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh).
Bảng 3: Kết quả giao dịch ngày 11/6/2001
Mã chứng khoán Giá thực hiện(đ/cp) Khối lượng giao dịch (cp) REE SAM HAP TMS 65.000 61.500 116.000 101.000 102.100 222.500 25.300 68.200
(Nguồn: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh).
Căn cứ vào hai bảng số liệu trên, có thể thấy rõ giá cổ phiếu của tất cả các công ty niêm yết đều tăng rất nhanh, đặc biệt là cổ phiếu của Công ty cổ phần giấy Hải Phòng (cổ phiếu HAP) lên đến mức 116.000đ/cp có nghĩa là cao gấp 10 lần mệnh giá của nó.
Giao dịch trái phiếu gần nhưđóng băng: mặc dù đây là loại chứng khoán có khối lượng niêm yết rất lớn(1.100 tỷđồng) chiếm khoảng 73% giá trị toàn bộ chứng khoán niêm yết, nhưng lượng giao dịch chi chiếm 1,46% tổng giá trị thị trường.
- Nhận định nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá cổ phiếu tăng liên tục như trên, tuy nhiên các nguyên nhân chính gồm có :
+Biên độ giao dịch thấp:đây là nguyên nhân chính. Biên độ dao động nhỏ(+/-2%) đã tạo ra một rào bảo vệ vô hình cho nhà đầu tư, khi đó mua cổ phiếu sẽ có độ rủi ro thấp (giá cổ phiếu có giảm thì cũng chỉ giảm trong một vài phiên) trong khi đó giá cổ phiếu liên tục tăng khiến cho nhà đầu tư ngày càng “mê muội” trong việc nhìn đúng vào giá trị đích thực của cổ phiếu.
+Đầu tư theo trào lưu: do thị trường chứng khoán là một hình thức kinh doanh mới mẻở Việt Nam, phần đông nhà đầu tư chưa có đầy đủ kinh nghiệm và kiến thức về thị trường này nên chỉđầu tư theo kiểu thấy người khác làm thế nào thì cứ làm theo như vậy.
Do đó có khi lượng đặt mua cổ phiếu rất lớn và có khi bỗng dưng lại bán ào ạt cổ phiếu mặc dù công ty vẫn làm ăn tốt.
+Số lượng công ty niêm yết cổ phiếu ít:điều này khiến cho sựảnh hưởng lẫn nhau giữa các cổ phiếu là rất lớn. Khi một cổ phiếu xuống gia thì thường kéo theo sự xuống giá của toàn bộ thị trường, điều này gần như là luôn đúng với hai loại cổ phiếu là SAM và REE.
Về việc giao dịch trái phiếu hạn chế là do: lãi suất của trái phiếu thấp (7-8%/năm) khiến cho các nhà đầu tư không hào hứng đối với loại chứng khoán này. Mặt khác, trong quá trình phát hành trái phiếu đã không chú trọng đến việc tạo ra tính đại chúng cho loại chứng khoán này, các loại trái phiếu chỉ tập trung chủ yếu ở các tổ chức, ngân hàng trong khi với điều kiện phát triển của nền kinh tế thì mức lãi suất nói trên là có thể chấp nhận được và do đó các tổ chức nắm giữ không có nhu cầu bán ra và cũng không có nhu cầu mua thêm vào.
3.2.Từ 7/2001 đến 3/2002
Đây là giai đoạn “đen tối” của TTCK Việt Nam, giá cổ phiếu liên tục giảm mạnh, giao dịch trái phiếu vẫn ở tình trạng đóng băng.
- Diễn biến thị trường
Ngày 8/6/2001, Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã có công văn số 262/TTGD8 thông báo về việc mở rộng biên độ giao động giá từ (+/-2%) lên (+/-7%) và được áp dụng từ ngày13/6/2001. Ngay sau khi áp dụng, giá chứng khoán vẫn tiếp tục tăng kịch trần 3 phiên liên tiếp với biên độ giao động mới khiến cho các nhà đầu tư hết sức phấn khích nhưng họ không biết được rằng đây là thời điểm bắt đầu một thời kỳ “đen tối” trên thị trường chứng khoán Việt Nam!!!
Từđây, cổ phiếu liên tục rớt giá khiến cho hầu hết các nhà đầu tưđều hoang mang, không biết có nên tiếp tục đầu tư vào thị trường nữa không???
Nếu như giá cao nhất của cổ phiếu HAP được giao dịch trên thị trường là 146.000đ/cổ phiếu thì sau một thời gian ngắn giảm giá, giá cổ phiếu này chỉ còn ở mức trên dưới 40.000đ/cổ phiếu. Do sự sụt giảm nghiêm trọng của giá cổ phiếu khiến cho chỉ số VNindex sụt giảm nghiêm trọng. Có thể nhận rõ điều này khi xem biểu đồ chỉ số VNindex ở dưới.
Từ mức đỉnh là 571,04 điểm tại thời điểm 25/6/2001 và dao động ở mức trên dưới 200 điểm ở thời điểm đầu năm 2002 (như vậy, chỉ sau 4 tháng chỉ số chứng khoán đã giảm tới trên 300 điểm)
Một điều đặc biệt là trong khi thị trường đang thiếu hàng trầm trọng (ở giai đoạn trước) thì các cơ quan quản lý thị trường mà cụ thể là Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh lại loay hoay, không tìm cách