Để đánh giá 1 card màn hình rời, người ta thường phải nắm rõ các thông số sau: bộ xử lí đồ họa GPU, bộ nhớ Video, giao tiếp kết nối và nguồn phụ.
1. Bộ xử lí đồ họa GPU:
GPU chính là bộ phận tạo nên sức mạnh tính toán của card màn hình rời, nó cũng giống với CPU là trung tâm của máy tính chúng ta. Nvidia và Ati đang cố gắng chạy đua ra mắt những GPU cao cấp có tốc độ xử lí nhanh, ít hao điện và hỗ trợ những ứng dụng GPGPU. Song song với những cấu trúc mới để có hiệu năng cao, vấn đề về điện năng cũng được quan tâm. 1 trong nhưng cách làm giảm công suất tiêu thụ của GPU chính là các công nghệ sản xuất ngày càng nhỏ như 40nm, 32nm và gần đây nhất là đang tiến hành sản xuất GPU với
28nm.
Bộ xử lý đồ họa GPU của NVIDIA và AMD
Là 2 nhà sản xuất card màn hình lớn nhất thế giới nhưng cả NVIDIA và AMD đều phải đi thuê TSMC sản xuất vì cho đến hiện tại, họ không có nhà máy. Chính vì điều nầy, khi TSMC có vấn đề trong khâu chế tạo, nó lập tức gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng card màn hình. 1 ví dụ điển hình là năm vừa qua, khâu chế tạo với công nghệ 40nm gặp sự cố, Nvidia và Ati đều chậm trong việc giới thiệu các mẫu card màn hình mới cũng như bán ra thị trường với số lượng nhỏ giọt. Nhưng trong năm 2011 hy vọng GlobalFoundries , bộ phận sản xuất trước kia của AMD nay đã được tách , hoàn tất khâu sản xuất của mình để AMD có thể thuê lại để chế tạo GPU mới bằng công nghệ tiến tiến hơn .
Với việc GlobalFoundries - bộ phận sản xuất của AMD đã tách ra hoàn toàn và hoàn tất khâu sản xuất, AMD đã chiến thắng trước NVIDIA với việc tung ra thị trường những card màn hình hỗ trợ DirectX 11 - Radeon HD 5000. Nvidia cũng lập tức tung ra dòng sản phẩm Geforce GTX480 để đối đầu nhưng rất tiếc
++ NVIDIA: dòng GeForce 4XX hỗ trợ DirectX 11, GeForce 3XX và 2XX có loại hỗ trợ DirectX 10.1 và có loại hỗ trợ DirectX 10 …
++ AMD: dòng Radeon HD 5XXX hỗ trợ DirectX11, Radeon HD 4XXX hỗ trợ DirectX 10.1, Radeon HD HD3XXX và 2XXX hỗ trợ DirectX 10 … Hiện nay với hệ điều hành Windows 7 đã hổ trợ DirectX11 nên bạn cần quan tâm là phần mềm có hổ trợ không.
2. Bộ nhớ Video:
Là thành phần không thể thiếu trong card màn hình rời. Bộ nhớ càng nhiều và tốc độ càng cao sẽ hổ trợ rất nhiều cho những dữ liệu tính toán và những dữ liệu chờ đưa ra màn hình. Bộ nhớ Video nhanh nhất hiện nay là GDDR5. Để hạ giá thành của card màn hình, NVIDIA và AMD có khi lại dùng bộ nhớ Video cấp khác như: DDR2, GDDR, GDDR3 ..
GDDR5 khác với DDR ở tốc độ xung nhịp và tốc độ. Thông thường card màn hình dùng bộ nhớ Video GDDR5 có tốc độ 4000MHz thì chúng ta hiểu tốc độ DDR là 4000MHz nhưng tốc độ xung nhịp chỉ là 1/4 tức là 1000MHz. Bên cạnh dung lượng bộ nhớ và tốc độ, cần quan tâm đến Bus bộ nhớ Video. Bus càng lớn càng tốt, ít nhất là 64-bit, 128-bit và 256-bit. Những card màn hình cao cấp của NVIDIA thường có bus 384-bit, card đồ họa đôi SLI có khi lên đến 512bit.
3. Giao tiếp kết nối Motherboard:
Phổ biến nhất hiện nay là PCI Express. PCI Express 2.0 có băng thông gấp 2 lần so với PCI Express 1.0. Nhiều Motherboard có 1,2 hoặc 4 làn PCI
Mainboard Asus với 3 khe PCI Express
4. Nguồn phụ:
Nhiều card màn hình rời sẽ cần có thêm đầu nối nguồn phụ để cung cấp thêm điện năng khi PCI-e không cung cấp đủ. Mỗi khe PCI-e chỉ cấp điện năng khoảng 75W, nếu card màn hình yêu cầu công suất lớn hơn 75W thì nó sẽ có thêm đầu nối nguồn phụ. Người dùng cần xác định xem PSU - bộ nguồn máy tính của mình - có đủ công suất cấp cho toàn bộ hệ thống hay không.