Các nhà tài trợ đều có chính sách, quy trình và thủ tục cung cấp viện trợ mang tính toàn cầu, liệu điều

Một phần của tài liệu Hỏi đáp về cam kết Hà Nội (Trang 30 - 31)

tục cung cấp viện trợ mang tính toàn cầu, liệu điều này có phải là rào cản đối với việc tuân thủ hệ thống quốc gia của nước tiếp nhận viện trợ? Trả lời:

Trong quá trình tham gia toàn cầu hoá sâu rộng, các hệ thống quản lý quốc gia của Việt Nam như quản lý tài chính công, mua sắm và đấu thầu, đánh giá tác động môi trường và xã hội... ngày càng hội nhập với khu vực và thế giới.

Thực hiện Tuyên bố Pa-ri về hiệu quả viện trợ, các nhà tài trợ cam kết tinh giản hoá quy trình và thủ tục cung cấp viện trợ, giảm bớt điều kiện đặc thù để hướng tới tập quán tài trợ tốt nhất của thế giới.

Sự gặp nhau của hai quá trình nói trên sẽ hoá giải rào cản để các nhà tài trợ tuân thủ các hệ thống quốc gia của Việt Nam trong cung cấp ODA. Như trên đã nói, trong bối cảnh của Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội, các nhà tài trợ cần xem xét lại các chính sách, quy trình, thủ tục, hướng dẫn của mình để từng bước loại bỏ các quy định trái với tinh thần của hai văn bản trên. Trong thực tiễn Việt Nam hiện đã có nhiều nhà tài trợ đi tiên phong tuân thủ hệ thống quản lý quốc gia như Nhóm các nhà tài trợ đồng chính kiến (LMDG) trong Dự án hỗ trợ kỹ thuật Tăng cường năng lực toàn diện quản lý ODA (CCBP); Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) trong hỗ trợ chương trình 135 và trong Cam kết 10 năm cung cấp 70% ODA

một số nhà tài trợ đồng tài trợ cho Chương trình Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo (PRSC), Chương trình giáo dục cho mọi người...

Câu hỏi 30:

Một phần của tài liệu Hỏi đáp về cam kết Hà Nội (Trang 30 - 31)