1.1. Tiêu chuẩn:
- Hệ thống rào chắn được xây dựng đảm bảo chắc chắn.
- Hệ thống rào chắn được xây dựng nhằm mục đích chắn giữ cho ba ba khỏi thất thoát ra ngoài.
- Hệ thống rào chắn ngăn chặn sinh vật xâm nhập ngoại lai, tác nhân mang mần bệnh vào ao nuôi ba ba.
- Hệ thống rào để bảo vệ tránh thất thoát do yếu tố con người gây nên. - Hệ thống rào chắn có thể xây dựng ỏ nhiều dạng khác nhau:
+ Xây gạch hoàn toàn, đây là hệ thống rào chắn thông dụng hiện nay. + Xây gạch ở dưới kết hợp với hàng rào thép ở trên.
+ Hệ thống rào chắn làm bằng thép hoàn toàn, với những trụ bằng sắt và mành bằng dây thép liên kết.
- Độ cao của rào chắn:
+ Độ cao của rào chắn được tính từ chân rào chắn (chân tường thường được xây dựng bắt đầu từ mặt bờ ao) đến hết tầm cao của rào chắn.
+ Độ cao của tường bao tùy thuộc vào từng cơ sở có thể cao từ 1,5- 2,5m hoặc hơn.
1.2. Chuẩn bị: - Chuẩn bị vật liệu
+ Loại vật liệu chủ yếu cho xây dựng hàng rào là gạch nung, đá các loại, chất kết dính (vôi, xi măng), vữa bê tông…
+ Loại vật liệu: cột sắt, cột bê tông, dây thép, mành thép
- Chuẩn bị nhân lực: nhân lực phục vụ cho công tác thi công làm hàng rào, đảm bảo theo định mức lao động. Nhân lực gồm có công kỹ thuật và nhân công thủ công phục vụ xây dựng rào chắn.
- Chuẩn bị khác: gồm có các thiết bị bảo hộ an toàn cho nhân công, công trình trong quá trình thi công khi gặp sự cố kỹ thuật, thời tiết xấu. Hệ thống máy hút nước, máy đào đất, cuốc, xẻng, dao xây, thước, kìm…
- Chuẩn bị kinh phí phục vụ xây dựng rào chắn. 1.2. Thực hiện xây dựng:
- Xây dựng hệ thống rào chắn bằng gạch hoàn toàn. Đây là hệ thống rào chắn được xây dựng phổ biến.
- Qui trình thực hiện xây dựng như sau:
+ Bước 1: Xác định vị trí xây tường. Vị trí xây thường ở mép bờ bên ngoài hoặc cách xa bờ từ 0,5- 1,0m.
+ Bước 2: Đào móng tường chắn. Móng tường rào chắn được đào sâu xuống từ 20- 50cm, đường kính từ 15- 30cm. Kích cỡ của móng nong hay sâu, rộng hay hẹp tùy thuộc vào đường kính của tường.
Tường chắn thường được xây với đường kính 10cm (tường 10) hoặc đường kính 20cm (tường 20).
+ Bước 3: Xây tường rào bằng việc dùng gạch kết hợp với chất kết dính là vữa (vôi cát hoặc xi măng cát) để xây. Độ cao của tường đảm bảo từ 1,5- 2,0m, tường thẳng và chắc chắn.
Hình 1.13: Tường rào chắn xây bằng gạch hoàn toàn
- Xây gạch ở dưới kết hợp với hàng rào thép ở trên, được thực hiện như sau:
+ Bước 1: Xác định vị trí xây tường. Vị trí xây thường ở mép bờ bên ngoài hoặc cách xa bờ từ 0,5- 1,0m.
+ Bước 2: Đào móng tường chắn. Móng tường rào chắn được đào sâu xuống từ 20- 50cm, đường kính từ 15- 30cm. Kích cỡ của móng nong hay sâu, rộng hay hẹp tùy thuộc vào đường kính của tường.
Tường chắn thường được xây với đường kính 10cm (tường 10) hoặc đường kính 20cm (tường 20).
+ Bước 3: Xây tường rào bằng việc dùng gạch kết hợp với chất kết dính là vữa (vôi cát hoặc xi măng cát) để xây. Độ cao của tường đảm bảo từ 1,0- 1,5m, tường thẳng và chắc chắn.
+ Bước 4: Cố định các cọc sắt lớn ở trên tường, khoảng cách giữa các cọc là 2m
+ Bước 5: Liên kết giữa các cốc sắt cố định là mành sắt hoặc những cọc sát nhỏ liên kết với nhau tạo thành rào chắn.
Hình 1.15: Tường rào chắn xây kết hợp với hành rào thép ở trên. - Hệ thống rào chắn làm bằng thép hoàn toàn:
+ Bước 1: Xác định vị trí làm rào chắn. Vị trí làm rào chắn có thể là từ mặt bờ lên hoặc ở mép bờ bên ngoài.
+ Bước 2: Chôn các cọc sắt lớn hoặc cột bê tông ở trên bờ, khoảng cách giữa các cọc từ 1- 2m
Hình 1.16: Tường rào chắn làm bằng hệ thống dây thép. 2. Làm hệ thống bè nổi:
2.1. Tiêu chuẩn:
- Hệ thồng bè nổi là nơi để ba ba phơi nắng.
- Bè nổi thường là bằng nhiều vật liệu khác nhau, tương ứng là những tên gọi của bè nổi:
+ Bè nổi là bằng xốp (bè xốp). + Bè nổi làm bằng tre (bè tre). + Bè nổi làm bằng gỗ (bè gỗ).
- Loại bè thường được làm và dùng phổ biên là bè tre và bè gỗ. Bè xốp ít được sử dụng hơn, vì độ bền không cao bằng bè tre và bè gỗ.
- Kích cỡ, diễn tích của bè từ 1- 3m2 2.2. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị vật liệu:
+ Xốp: loại xốp chắc, bền và dày. Độ dày của xốp từ 10- 15cm, kích thước và số lượng tấm xốp tùy theo vào số lượng bè và diện tích của bè nổi. Thường chuẩn bị từ 3- 6 tấm xốp có kích thước từ 0,5- 1,0m2
+ Tre: loại tre già, chắc. Tre thường để khô hoặc qua ngâm dưới nước để tạo độ bền. Không nên sử dụng tre tươi.
Tre được cát thành nhiều đoạn khác nhau, mỗi đoạn dài từ 2- 3m.
+ Gỗ: gỗ được xẻ thành các tấm mỏng từ 5- 10cm. Chiều dài của từng tấm gỗ từ 2- 3m.
+ Cọc tre để đỡ, cố định bè nổi. Số lượng cọc tre tư 6- 8 cọc tre. Chiều dài cọc tre từ 2,5- 3m.
+ Một số vật liệu khác: dây thừng, dây thép, đinh...
- Chuẩn bị nhân lực: nhân lực phục vụ cho công tác thi công làm bè nổi, đảm bảo theo định mức lao động.
- Chuẩn bị khác: gồm có các thiết bị bảo hộ lao động như quần áo lộ nước. Búa, kìm, dao, cưa...
- Chuẩn bị kinh phí phục vụ làm bè nổi. 2.3. Thực hiện làm bè nổi:
- Làm bè nổi bằng tre:
+ Cắt tre thành từng đoạn bằng cưa hoặc dao + Ghép các cây tre lại với nhau
+ Liên kết các cây tre lại với nhau bằng dây thừng, dây thép buộc hoặc dùng que tre, que sắt liên kết lại với nhau.
- Làm bè nổi bằng gỗ:
+ Cắt tấm gỗ đã xẻ thành tấm ra từng đoạn bằng cưa hoặc dao + Ghép các tấm tre lại với nhau
+ Liên kết các tấm gỗ lại với nhau bằng thanh gỗ khác rồi đóng đinh cố định lại.
Hình1.18: Bè nổi ba ba làm bằng gỗ 3. Làm máng ăn:
3.1. Tiêu chuẩn:
- Máng ăn là nơi để cho ba ba bắt mồi.
- Máng ăn đảm bảo chắc chắn, ba ba dễ dàng lấy thức ăn từ máng. - Máng ăn được làm từ hai dạng vật liệu sau:
+ Máng ăn làm bằng gỗ + Máng ăn làm bằng bê tông
- Kích thước của máng ăn: rộng từ 0,5- 1,0m, dài từ 2- 3 m 3.2. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị vật liệu:
+ Gỗ: gỗ được xẻ thành các tấm mỏng từ 5- 10cm. Chiều dài của từng tấm gỗ từ 2- 3m.
+ Tấm bê tông: xi măng, cát, đá, sắt
+ Một số vật liệu khác: dây thừng, dây thép, đinh...
- Chuẩn bị nhân lực: nhân lực phục vụ cho công tác thi công làm máng ăn, đảm bảo theo định mức lao động.
- Chuẩn bị khác: gồm có các thiết bị bảo hộ lao động. Dụng cụ để làm máng ăn như búa, kìm, dao, cưa, dao xây...
- Chuẩn bị kinh phí phục vụ làm máng ăn. 3.3. Thực hiện làm máng:
- Làm máng bằng gỗ:
+ Cắt tấm gỗ đã xẻ thành tấm ra từng đoạn bằng cưa hoặc dao + Ghép các tấm tre lại với nhau
+ Liên kết các tấm gỗ lại với nhau bằng thanh gỗ khác rồi đóng đinh cố định lại.
Hình 1.19: Máng cho ba ba ăn bằng gỗ - Làm máng bằng bê tông:
+ Làm tấm bê tông bằng việc đúc tấm bê tông (từ 2- 3m2
)
+ Tấm bê tông được đúc bàng vật liệu hỗn hợp: xi măng, cát, đá và lõ sắt.
Hình1.20: Máng cho ba ba ăn làm bằng xi măng 4. Làm sàng ăn:
4.1. Tiêu chuẩn:
- Sàng ăn là nơi để cho ba ba bắt mồi và kiểm tra độ thừa thiếu thức ăn trong quá trình cho ba ba ăn
- Sàng ăn đảm bảo chắc chắn, ba ba dễ dàng lấy thức ăn. - Sàng ăn có hình vuông hoặc hình tròn
- Sàng ăn có hệ thống khung được làm từ tre, gỗ, hoặc sắt. Hệ thống đáy sang được làm từ tre hoặc lưới
- Kích thước của sàng ăn:
+ Sàng hình vuông: rộng 1,0m, dài từ 1,0m + Sàng hình tròn có đường kính: 0,5- 1m 4.2. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị vật liệu: + Tre: 01 cây
+ Gỗ được xẻ thành các tấm mỏng từ 5- 10cm. Chiều dài của từng tấm gỗ 1m.
+ Lưới mắt dày, số lượng mắt lưới từ 40- 60 mắt/cm2
: số lượng tấm lưới từ 5- 10 tấm 1m2
+ Một số vật liệu khác: dây thừng, dây thép, đinh...
- Chuẩn bị nhân lực: nhân lực phục vụ cho công tác thi công làm sàng ăn, đảm bảo theo định mức lao động.
- Chuẩn bị khác: gồm có các thiết bị bảo hộ lao động. Dụng cụ để làm máng ăn như búa, kìm, dao, cưa, dao xây...
- Chuẩn bị kinh phí phục vụ làm sàng ăn. 3.3. Thực hiện làm máng:
- Làm sàng ăn bằng gỗ:
+ Cắt tấm gỗ đã xẻ thành tấm ra từng đoạn bằng cưa hoặc dao + Ghép các tấm tre lại với nhau
+ Liên kết các tấm gỗ lại với nhau bằng thanh gỗ khác rồi đóng đinh cố định lại.
- Làm sàng ăn bằng lưới:
+ Tạo tre hoặc sắt thành khung tròn đường kính từ 0,5- 1,0m + Liên kết tấm lưới và gia cố bằng dây thép
+ Tạo khung bằng tre hoặc dây để dễ dàng di chuyển sàng ăn đến các nơi khác nhau.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành:
- Câu hỏi:
Mô tả các bước thiết kế và xây dựng ao nuôi? - Bài tập thực hành:
+ Bài tập 1: Làm bè nổi bằng tre + Bài tập 2: Làm máng ăn bằng gỗ + Bài tập 3: Làm sàng ăn bằng lưới
C. Ghi nhớ:
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun :
+ Xây dựng ao nuôi ba ba là một mô đun chuyên môn nghề thuộc chương trình dạy nghề Nuôi ba ba trình độ Sơ cấp nghề
+ Giảng dạy đầu tiên của chương trình nghề nuôi ba ba
+ Mô đun xây dựng ao nuôi là sự kết hợp giữa cơ sở khoa học với thực tiễn chọn địa điểm, lên sơ đồ ao nuôi, thi công và xây dựng các công trình phụ trợ nuôi ba ba.
+ Mô đun xây dựng ao nuôi ba ba có thể được dạy nghề độc lập để người học nghề hành nghề xây dựng ao nuôi ba ba.
II. Mục tiêu:
- Mô tả các tiêu chí để chọn địa điểm nuôi ba ba.
- Trình bày qui trình các bước lên sơ đồ ao nuôi, thi công và xây dựng các công trình phụ trợ.
- Thực hiện chọn địa điểm, lên sơ đồ ao nuôi, thi công và xây dựng các công trình phụ trợ nuôi ba ba đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Tuân thủ nghiêm túc qui trình kỹ thuật.
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã bài Tên bài Loại
bài Địa điểm Thời lƣợng
Tổn g số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* Bài mở đầu Lý thuyết Lớp học/ Cơ sở thực hành 1 1 MĐ 01-01 Đặc điểm phân bố và tập tính sống của ba ba Tích hợp Lớp học Cơ sở thực hành 1 1 MĐ 01-02 Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi Tích hợp Lớp học Cơ sở thực hành 16 3 13 MĐ 01-03 Lên sơ đồ ao nuôi Tích hợp Lớp học Cơ sở thực hành 15 3 11 1 MĐ 01-04 Thi công Tích hợp 15 2 13
MĐ 01-05 Xây dựng các công trình phụ
trợ 16 2 13 1
Kiểm tra hết mô đun 4 4
Cộng 68 12 50 6
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 2: Chọn địa điểm
4.1.1. Bài tập 1: Xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng - Nguồn lực:
+ Xẻng: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Cuốc: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên
+ Bình thủy tinh: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Thước đo: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ.
- Tiêu chuẩn sản phẩm:
+ Xác định được tên loại đất: đất thịt hay đất sét hay đất cát 4.1.2. Bài tập 2: Kiểm tra độ pH
- Nguồn lực:
+ Giấy quỳ: 2 hộp/ 1 nhóm 5 học viên + Bộ test pH: 1 bộ/1 nhóm 5 học viên + Cốc đong: 2 cái/ 1 nhóm 5 học viên
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ.
- Tiêu chuẩn sản phẩm: Kết quả độ pH
4.1.3. Bài tập 3: Kiểm tra hàm lượng oxy hòa tan - Nguồn lực:
+ Bộ test DO: 2 bộ/1 nhóm 5 học viên + Cốc đong: 2 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Giấy: 1 tập/ 1 nhóm 5 học viên + Bút viết: 2 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên + Máy tính tay: 2 cái/ 1 nhóm 5 học viên
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 3 giờ.
- Tiêu chuẩn sản phẩm: Kết quả hàm lượng oxy hòa tan
4.2. Bài 3: Lên sơ đồ ao nuôi
4.2.1 Bài tập 1: Cắm tiêu ao - Nguồn lực:
+ Thước dài: 03 chiếc + Cọc tre: 40 cọc + Dây: 500m + Giấy: 10 tờ + Bút: 5 chiếc.
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 6 giờ.
- Tiêu chuẩn sản phẩm:
+ Cắm được tiêu 1 ao hoàn chỉnh. 4.2.2 Bài tập 2: Cắm tiêu bờ ao - Nguồn lực:
+ Thước dài: 03 chiếc + Cọc tre: 80 cọc + Dây: 2.000m + Giấy: 05 tờ + Bút: 05 chiếc.
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 6 giờ.
- Tiêu chuẩn sản phẩm:
+ Cắm tiêu được chiều rộng đáy bờ và mặt bờ. 4.2.3 Bài tập 3: Cắm tiêu cống
- Nguồn lực:
+ Thước dài: 03 chiếc + Cọc tre: 10 cọc + Dây: 100m + Giấy: 02 tờ
+ Bút: 05 chiếc.
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 6 giờ.
- Tiêu chuẩn sản phẩm:
+ Cắm tiêu được cống cấp, cống thoát hoàn chỉnh.
4.3. Bài 4 Thi công:
4.3.1. Bài tập 1: Xây dựng bờ ao - Nguồn lực:
+ Vật liệu xây dựng: cát, vôi, xi măng… + Bộ đồ xây dựng: 1 bộ/ 1 nhóm 5 học viên + 1 ao nuôi ba ba rộng từ 50- 100m2
.
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 12 giờ.
- Tiêu chuẩn sản phẩm:
+ Hình thành được bờ ao: dài từ 2m, rộng 0,5m 4.3.2. Bài tập 2: Làm gờ bờ
- Nguồn lực:
+ Vật liệu xây dựng: cát, xi măng.
+ Bộ đồ xây dựng: 1 bộ/ 1 nhóm 5 học viên
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 6 giờ.
- Tiêu chuẩn sản phẩm:
+ Làm được gờ kích thước 10cm với tổng chiều dài bờ là 1m.