Phòng và xử lý bệnh

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do vi rút ở đọng vật thủy sản nuôi nước lợ mặn (Trang 40)

5.1. Phòng bệnh:

5.1.1. Cải tạo ao

Áp dụng qui trình cải tạo ao ở mô đun phòng bệnh tổng hợp. Tuy nhiên đối với ao nuôi tôm he phòng bệnh TSV do vi rút cần chú ý:

- Cải tạo kỹ đáy ao, dùng vôi khử trùng đáy ao, lượng vôi trung bình là 10 kg/100m2, tuy nhiên nhiều vùng do nhiễm phèn lượng vôi có thể tăng lên, tham khảo phần phòng bệnh tổng hợp.

- Diệt hết các loài giáp xác tạp sống trong ao

- Dụng cụ trước, sau, trong khi nuôi được tẩy trùng bằng hóa chất: ngâm trong TCCA nồng độ 20ppm, rửa sạch, phơi khô.

- Xây dựng ao lắng để lọc và khử trùng nước trước khi đưa nước vào ao nuôi

- Chọn tôm đồng đều về kích cỡ, màu sắc tươi sáng, khi đập tay xuống nước tôm có phản ứng nhanh.

- Đưa tôm đi kiểm dịch ở các cơ sở xét nghiệm thủy sản để lựa chọn đàn tôm không nhiễm vi rút TSV.

- Khi gây tạo đàn tôm he chân trắng bố mẹ, không dùng tôm từ những ao đã bị bệnh TSV trong quá trình nuôi thương phẩm.

5.1.3. Quản lý môi trường nuôi - Cho tôm ăn theo nguyên tắc 4 định

- Theo dõi thường xuyên các yếu tố môi trường ao nuôi cũng như hoạt động sống của tôm.

- Định kỳ khử trùng môi trường nuôi bằng zeolide, CaO, men vi sinh, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Khi nuôi tôm bán thâm canh hoặc thâm canh, nên dùng quạt nước và hóa chất tăng Oxy như H2O2 vào ban đêm tránh tôm bị nổi đầu.

5.1.4 Cho tôm ăn thức ăn tăng cường sức đề kháng

- Cần cho tôm ăn thức ăn đảm bảo chất lượng, phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm (chọn số thức ăn phù hợp với tuổi tôm nuôi).

- Cho tôm ăn bổ sung khoáng chất để tôm phát triển tốt nhất.

- Cho tôm ăn bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng cho tôm, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

5.2. Xử lý bệnh

Khi xác định ao tôm bị bệnh TSV tùy từng trường hợp để xử lý: - Nếu tôm trong ao đạt cỡ thương phẩm nên thu bán ngay.

- Nếu là tôm giống mặc dù tôm bị bệnh nhưng chưa xảy ra hiện tượng tôm chết hoặc hiện tượng chết rải rác, cần quản lý chặt môi trường nuôi, tránh gây sốc môi trường thì tôm vẫn duy trì sống và phát triển được:

+ Đo các yếu tố thủy lý, thủy hóa: độ trong, oxy, pH, NO2

+ Xử lý môi trường nuôi: dùng Zeolide bón xuống ao khử trùng đáy ao, nếu Oxy ao thấp tăng cường quạt nước và bổ sung hạt Oxy già vào buổi chiều tối hoặc buôi tối từ 21giờ hôm trước đến 3 giờ sáng hôm sau.

- Sau khi bệnh TSV đã xảy ra ở giai đoạn ấu niên, gây hao hụt đầu con trong ao nuôi, người ta thực hiện chế dộ thả bù cho đủ mật độ ban đầu.

- Khi tôm trong ao bị TSV và chết hàng loạt, cần giữ toàn bộ nước và tôm trong ao tiến hành phun thuốc khử trùng:

+ Phun TCCA nồng độ thuốc sau khi phun xuống ao đạt 20ppm. + Sau khi phun và tôm chết, thu với tôm đi chôn ở nơi qui định.

+ Nước ao sau khi phun thuốc khử trùng được 3 ngày trở lên mới tháo ra nguồn nước thoát.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

- Câu hỏi:

+ Nếu dấu hiệu bệnh lý của tôm he chân trắng bị bệnh hội chứng Tau ra? - Bài tập thực hành:

+ Bài tập 1: Hãy tiến hành thu mẫu và phân tích xử lý hội chứng Taura ở tôm he chân trắng của một ao nuôi tôm he chân trắng tại địa phương mở lớp.

+ Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và xử lý ao cá với xử lý hội chứng Taura ở tôm he chân trắng.

C. Ghi nhớ

- Dấu hiệu bệnh lý đặc trưng của bệnh.

- Ở giai đoạn mãn tính, mặc dù tôm có mang mầm bệnh nhưng không có biểu hiện bệnh lý ra ngoài nên khi chọn tôm bố mẹ cần phải kiểm dịch.

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun

- Vị trí: mô đun chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do vi rút ở ĐVTS nuôi nước lợ, mặn trong chương trình đào tạo nghề chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản, được giảng dạy sau mô đun Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do ký sinh trùng ở ĐVTS nuôi nước ngọt, trước mô đun Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở ĐVTS nuôi nước lợ mặn; mô đun chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do vi rút ở ĐVTS nuôi nước lợ, mặn có thể được giảng dạy độc lập theo yêu cầu của học viên.

- Tính chất: là mô đun chuyên môn thực hành, có một phần lý thuyết để giới thiệu, hướng dẫn.

II. Mục tiêu của mô đun

- Hiểu được dấu hiệu bệnh lý, phương pháp chẩn đoán, phòng và xử lý bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển, bệnh vi rút đốm trắng ở tôm he, hội chứng Taura ở tôm he chân trắng;

- Nhận biết và chẩn đoán được dấu hiệu bệnh lý của ba loại bệnh trên; - Thực hiện được biện pháp xử lý bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển, bệnh vi rút đốm trắng ở tôm he và hội chứng Taura ở tôm he chân trắng;

- Tuân thủ các nguyên tắc chẩn đoán, các bước kỹ thuật.

III. Nội dung chính của mô đun

Mã bài Tên các bài trong mô đun

Loại bài dạy Địa điểm Thời lƣợng Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* Bài mở đầu Lý thuyết Lớp 2 2 MĐ 03 - 01 Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển Tích hợp Đầm tôm 24 4 18 2

MĐ 03 - 02 Bài 2: Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh vi rút đốm trắng ở tôm he Tích hợp Đầm cá 28 6 20 2

MĐ 03 - 03 Bài 3: Chẩn đoán nhanh và xử lý hội chứng Taura ở tôm he chân trắng Tích hợp Ao cá 24 4 20

Tổng số 80 16 58 6 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

4.1 Bài 1: Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển

4.1.1 Bài tập 1: Hãy tiến hành thu mẫu và phân tích bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển của một ao nuôi cá biển tại địa phương.

- Nguồn lực:

+ 3 bộ giải phẫu, 3 khay inox, 30 đôi găng tay cao su. + 3 quyển sổ ghi chép.

+ 01 chài, 03 vợt, 03 túi nilon.

+ Cá giống lớn (10-25cm): thu 30 con. + Cá thương phẩm: thu mẫu 15 con.

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 5 giờ.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của nhóm khi tiến hành chẩn đoán bệnh xuất huyết của ao cá trắm cỏ.

+ Thu mẫu nghi nhiễm bệnh.

+ Ghi được dấu hiệu bệnh lý của cá khi hoạt động trong ao. + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý trên da, vây, đuôi, mang. + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý trong nội tạng, bóng hơi, não. + Xác định được tỷ lệ cá nhiễm bệnh trong ao.

4.1.2 Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và xử lý ao cá với bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển

- Nguồn lực: + Vôi (CaO): 20 kg. + Vitamin C: 1kg. + Xô : 03 cái. + Gáo múc: 03 cái. + Cân 30kg: 01 cái. + Cân 1g: 01 cái.

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của các biện pháp phòng và xử lý bệnh xuất huyết cá trắm cỏ.

+ Từ kết quả của bài tập số 1 sẽ đưa ra biện pháp xử lý. + Mô tả và liều lượng vôi dùng để khử trùng nước.

+ Mô tả cách dùng và đưa ra liều lượng vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá.

4.2 Bài 2: Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh xuất huyết ở cá chép

4.2.1 Bài tập 1: Hãy tiến hành thu mẫu và phân tích bệnh vi rút đốm trắng ở tôm he của một ao nuôi tôm he tại địa phương.

- Nguồn lực:

+ 3 bộ giải phẫu, 3 khay inox, 30 đôi găng tay cao su. + 3 quyển sổ ghi chép.

+ 01 chài, 03 vợt, 03 túi nilon.

+ 06 bộ test thử nhanh bệnh đốm trắng do vi rút ở tôm he. + Tôm post larver 7- 15: thu 60 con.

+ Tôm giống lớn : thu 30 con.

+ Tôm thương phẩm: thu mẫu 15 con.

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 5 giờ.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của nhóm khi tiến hành chẩn đoán bệnh vi rút đốm trắng ở tôm he.

+ Thu mẫu nghi nhiễm bệnh.

+ Ghi được dấu hiệu bệnh lý của tôm khi hoạt động trong ao. + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý trên vỏ, đuôi, mang, chân bơi. + Xác định được tỷ lệ tôm nhiễm bệnh trong ao.

4.2.2 Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và xử lý ao tôm với bệnh vi rút đốm trắng ở tôm he - Nguồn lực: + Vôi (CaO): 20 kg. + TCCA: 3 kg. + Vitamin C: 1kg. + Xô : 03 cái. + Gáo múc: 03 cái. + Cân 30kg: 01 cái. + Cân 1g: 01 cái.

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 5 giờ.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của thực hiện các biện pháp phòng và xử lý bệnh vi rút đốm trắng ở tôm he

+ Từ kết quả của bài tập số 1 sẽ đưa ra biện pháp xử lý. + Mô tả và liều lượng vôi dùng để khử trùng nước.

+ Mô tả cách dùng và đưa ra liều lượng vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá.

+ Mô tả cách dùng và liều lượng TCCA.

4.3 Bài 3: Chẩn đoán và xử lý hội chứng Taura ở tôm he chân trắng

4.3.1 Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích hội chứng Taura ở tôm he chân trắng của một ao nuôi tôm he chân trắng tại địa phương.

- Nguồn lực:

+ 3 bộ giải phẫu, 3 khay inox, 30 đôi găng tay cao su. + 3 quyển sổ ghi chép.

+ 01 chài, 03 vợt, 03 túi nilon.

+ Tôm post larver 7- 15: thu 60 con. + Tôm giống lớn : thu 30 con.

+ Tôm thương phẩm: thu mẫu 15 con.

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 5 giờ.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của nhóm khi tiến hành chẩn đoán hội chứng Taura ở tôm he chân trắng

+ Thu mẫu nghi nhiễm bệnh.

+ Ghi được dấu hiệu bệnh lý của tôm khi hoạt động trong ao. + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý trên vỏ, chân bơi, đuôi, mang. + Xác định được tỷ lệ tôm nhiễm bệnh trong ao.

4.3.2 Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và xử lý ao hội chứng Taura ở tôm he chân trắng.

- Nguồn lực: + Vôi (CaO): 20 kg. + Vitamin C: 1kg. + Xô : 03 cái. + Gáo múc: 03 cái. + Cân 30kg: 01 cái + Cân 1g: 01 cái.

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 5 giờ.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của thực hiện các biện pháp phòng và xử lý hội chứng Taura ở tôm he chân trắng.

+ Từ kết quả của bài tập số 1 sẽ đưa ra biện pháp xử lý. + Mô tả và liều lượng vôi dùng để khử trùng nước.

+ Mô tả cách dùng và đưa ra liều lượng vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho tôm.

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

5.1. Bài 1: Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Kiến thức dấu hiệu bệnh lý của bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển.

Kiểm tra mức độ hiểu bài bằng hỏi đáp

- Kỹ năng thực hiện được đầy đủ các bước chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển bằng dấu hiệu bệnh lý.

Kiểm tra kết quả bằng bài thực hành

- Kỹ năng áp dụng các biện pháp phòng và xử lý bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển

Kiểm tra kết quả bằng bài thực hành

5.2. Bài 2: Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh vi rút đốm trắng ở tôm he Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Kiến thức dấu hiệu bệnh lý của bệnh vi rút đốm trắng ở tôm he.

Kiểm tra mức độ hiểu bài bằng hỏi đáp.

- Kỹ năng thực hiện được đầy đủ các bước chẩn đoán bệnh vi rút đốm trắng ở tôm he bằng dấu hiệu bệnh lý và bằng que thử.

Kiểm tra kết quả bằng bài thực hành.

- Kỹ năng áp dụng các biện pháp phòng và xử lý bệnh vi rút đốm trắng ở tôm he.

Kiểm tra kết quả bằng bài thực hành.

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Kiến thức dấu hiệu bệnh lý của hội chứng Taura ở tôm he chân trắng.

Kiểm tra mức độ hiểu bài bằng hỏi đáp.

- Kỹ năng thực hiện được đầy đủ các bước chẩn đoán hội chứng Taura ở tôm he chân trắng bằng dấu hiệu bệnh lý.

Kiểm tra kết quả bằng bài thực hành.

- Kỹ năng áp dụng các biện pháp phòng và xử lý hội chứng Taura ở tôm he chân trắng.

Kiểm tra kết quả bằng bài thực hành.

VI. Tài liệu tham khảo

1. Bùi Quang Tề, 1998. Giáo trình bệnh của động vật thủy sản. NXB Nông nghiệp. Hà Nội,1998. 192 trang.

2. Bùi Quang Tề, 2002. Bệnh của cá trắm cỏ và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2002. 240 trang.

3. Bùi Quang Tề, 2003. Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 200 trang.

4. Bùi Quang Tề, 2006. Nghiên cứu một số bệnh thường gặp trên các loài cua (Scylla spp) nuôi phổ biến và ghẹ (Portunus spp) ở các tỉnh phía Bắc- Nam Định và Hải Phòng. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài, năm 2004-2006, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.

5. Bùi Quang Tề, Ngô Thế Anh, Hoàng Thị Phương Hồng, 2009. Giáo trình chẩn đoán và phòng trị một số bệnh thông thường của bệnh động vật thủy sản (Lý thuyết và thực hành)

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản

2. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản

3. Các ủy viên:

- Ông Thái Thanh Bình, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Bùi Quang Tề, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I

- Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU

CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ tịch: Bà Nguyễn Trọng Ánh Tuyết - Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do vi rút ở đọng vật thủy sản nuôi nước lợ mặn (Trang 40)