Thiết kế công cụ đo lường

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập đến phương pháp học của sinh viên tại 1 số trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 51 - 53)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Thiết kế công cụ đo lường

Công cụ đo lường của đề tài được thiết kế thông qua phỏng vấn sâu 10

SV và phát bảng hỏi tham dò cho 20 SV ở trường Đại học Dân lập Văn Lang

để qua đó điều chỉnh lại những thuật ngữ cũng như nội dung các câu hỏi phù hợp, phục vụ cho việc điều tra chính thức.

Biến số độc lập của nghiên cứu là các yếu tố tác động đến phương pháp học tập của SV, gồm các biến số thuộc KT-ĐG KQHT (hình thức, phương pháp, nội dung).

Biến số phụ thuộc của nghiên cứu là phương pháp học tập. Bao gồm các biến trước khi học, trong khi học và sau khi học.

Trên cơ sở bảng hỏi đã được điều chỉnh, bảng hỏi được hoàn tất với ba yếu tố chính ảnh hưởng đến phương pháp học tập của SV: Hình thức, phương pháp, nội dung (Phụ lục 1, tr.85).

Các câu hỏi được đánh giá theo thang đo năm mức độ và có cấu trúc như sau:

Bảng 3.1 Cấu trúc bảng hỏi và thang đo

STT Khái niệm Số biến

quan sát Thang đo Phần I: Kiểm tra – đánh giá kết quả học tập

1 Hình thức KT-ĐG KQHT 6 Likert 5 mức độ

2 Phương pháp KT-ĐG KQHT 3 Likert 5 mức độ

3 Nội dung KT-ĐG KQHT 6 Likert 5 mức độ

Phần II: Phương pháp học tập

1 Trước khi học 5 Likert 5 mức độ

2 Trong khi học 6 Likert 5 mức độ

3 Sau khi học 3 Likert 5 mức độ

Phần III: Thông tin về đối tượng khảo sát

1 Giới tính 1 Định danh

2 Học lực 1 Thứ bậc

3 Trường 1 Định danh

Thang đo hình thức KT-ĐG KQHT sử dụng trong nghiên cứu này dựa theo quan điểm của Ezra Maritim (1999) [34], bao gồm 6 biến quan sát: Bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bài thuyết trình nhóm, bài kiểm tra giữa kỳ, bài kiểm tra nhanh, bài báo cáo tham quan.

Thang đo phương pháp KT-ĐG KQHT sử dụng trong nghiên cứu này dựa theo quan điểm của GS. TSKH Lâm Quang Thiệp [33], bao gồm 3 biến

quan sát: Tự luận khách quan, trắc nghiệm khách quan, phát vấn.

Thang đo nội dung KT-ĐG KQHT sử dụng trong nghiên cứu này dựa

theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thang đo phương pháp học tập sử dụng trong nghiên cứu này dựa theo quan điểm của Ronald Gross [14] và Nguyễn Thanh Hải [30]

Thang đo các hoạt động trước khi học bao gồm 5 biến quan sát: Lên kế hoạch cho việc học tập, tìm hiểu mục tiêu của môn học ngay từ khi bắt đầu học, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, đặt ra những câu hỏi khi bắt đầu bài học mới, tìm đọc tất cả các tài liệu được GV giới thiệu.

Thang đo các hoạt động trong khi học bao gồm 6 biến quan sát: Tập trung nghe giảng, ghi chép trên lớp, phát biểu xây dựng bài, tranh luận với GV, khái quát bài học bằng bản đồ tư duy, tóm tắt và khái quát tài liệu khi đọc.

Thang đo các hoạt động sau khi học bao gồm 3 biến quan sát: Tự học, tham gia học nhóm, liên hệ những kiến thức được học với thực tế.

Ngoài ra, có 3 biến quan sát: Giới tính, học lực và trường học được sử dụng trong bảng hỏi.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập đến phương pháp học của sinh viên tại 1 số trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)