Các thành phần

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ (Trang 45 - 48)

2. MÔHÌNH THỰC THÊ LIÊN KỂT

2.2. Các thành phần

Mô hình thực thể liên kết còn gọi là mô hình dữ liệu logic hoặc sư đồ tiêu chuẩn. Nó được xây dựng dùng bốn kiểu khối xây dựng: thực thể, kiểu thực thể, thuộc tính, liên kết

a. Thực thể

Một thực thể là khái niệm để chỉ một đối tượng, một nhiệm vụ, một sự kiện ưong thế giới thực hay tư duy được quan tâm trong quản lý. Một thực thể tương đương vói một dòng trong bảng nào đó

VD: sinh viên Lê An, Đon hàng số 123,...

b. Kiểu thực thể

- Kiểu thực thể là việc nhóm tụ- nhiên một số thực thể lại, mô tả cho một loại thông tin chứ không phải là bản thân thông tin. Kiểu thực thể thường là tập họp các thực thể có cùng bản chất. Tên kiểu thực thể: là một danh từ.

- Ví dụ: Lê An là một thực thể, được quan tâm tới vì anh ta đang học tại một trường đại học A, tóc anh ta là một sinh viên. SINH VIÊN là một kiểu thực thể vì nó mô tả cho một số thực thể và dựa trên đó thông tin được lưu giữ.

- Kiểu thực thể được biểu diễn dạng hình chừ nhật Tên kiểu thực thể SINH VIÊN

C hú ỷ: Một cách gọi khác của Kiểu thực thể - Thực thể đó là Thực thể - Thể hiện

của thực thể.

Ví dụ: có thể nói kiểu thực thể SINH VIÊN có các thực thể Lê An, Hoàng Thị Hà

Hay thực thể SINH VIÊN có các thể hiện Lê An, Hoàng Thị H à,... Bài tâp : Tìm các kiểu thực thể trong hệ thống quản lý bến xe

(Khách hàng, Vé, Phương tiện, Nhà cung cấp, Đon hàng)

c. Liên kết và kiểu liên kết

- Liên kết (còn gọi là quan hệ) là sự kết hợp giữa hai hay nhiều thực thể phản ánh sự ràng buộc trong quản lý.

Đặc biệt: Một thực thể có thể liên kết với chính nó ta thường gọi là tự liên kết. Giữa hai thực thể có thể có nhiều hon một liên kết.

- Kiểu liên kết là tập họp các liên kết có cùng bản chất. Các kiểu liên kết cho biết số thể hiện lớn nhất của mỗi thực thể tham gia vào liên kết với một thể hiện của một thực thể khác. Có ba kiểu liên kết: một - một, một - nhiều, nhiều - nhiều.

• Liên kết m ộ t- m ộ t (1-1):

Mỗi thể hiện của thực thể A quan hệ với một thể hiện của thực thể B và ngược lại.

Kí hiệu:

■\

Ví dụ: Một sinh viên có một luận văn. Một luận văn thuộc vê một sinh viên.

Luận văn

C ố

thuộc SINH VIÊN • Liên kết một - nhiều (1 -N)

Mỗi thể hiện của thực thể A quan hệ với nhiều thể hiện của thực thể B. Ngược lại mồi thể hiện của thực thể B quan hệ với chỉ một thể hiện của thực thể A.

Kí hiệu: /\

Ví dụ: Một khoa có nhiều sinh viên. Một sinh viên thuộc về một khoa. thuộc về

khoa

SINH VIÊN

• Liên kết nhiều - nhiều (N-N)

Mỗi thể hiện của thực thể A quan hệ với nhiều thể hiện của thực thể B. Ngược lại mồi thể hiện của thực thể B quan hệ với nhiều thể hiện của thực thể A.

Kí kiệu

Ví dụ: Một giáo viên dạy nhiều sinh viên. Một sinh viên được dạy bởi nhiều giáo viên.

được dạy bởi

Giáo viên 7

Dạy <

- Loại thành viên: là điều kiện một thể hiện của thực thể tham gia vào liên kết với một thực thể khác. Nó có thể là bẳt buộc hay tuy chọn trong quan hệ. Các loại thành viên cho biết số thể hiện nhỏ nhất của mỗi thực thể tham gia vào liên kết với một thể hiện của một thực thể khác.

Kí hiệu:

Tuỳ chọn

- o lBắt buộc

Ví dụ:

Tuỳ chọn (ít nhất 0) - “một giáo viên có thể dạy không, một hoặc nhiều môn học.” Bắt buộc(ít nhất 1) - “một môn học cần phải được một hoặc nhiều giáo viên dạy.’

Chủ ý :

- Mô hình dữ liệu không chỉ là công cụ phân tích thiết kể mà còn như một phương pháp kiểm tra chặt chẽ các yêu cầu nghiệp vụ của người sử dụng. Liên kết một - nhiều biểu thị ràng buộc là một phần của mô tả yêu cầu nghiệp vụ : Khi chiều một nhiều là mở, không xác định (khách hàng có thể có nhiều đon hàng) thì chiều từ nhiều sang một là hoàn toàn xác định (một đon hàng phải thuộc về một khách hàng).

- Nếu hai thực thể có quan hệ một - một thường có ít lý do để coi chúng như hai bảng tách biệt => người ta thường gộp hai thực thể làm một bảng với mỗi dòng dài hon.

- Nếu hai thực thể có quan hệ nhiều - nhiều thì không có sự khác biệt về bản chất giữa các chiều (không nói lên được kẻ thống trị) => ít khi được sử dụng.

Tóm lại trong ba kiểu liên kết trên, liên kết một nhiều là quan trọng hon cả và hầu như các mối quan hệ trong mô hình thực thể liên kết đều là một nhiều.

Bài tập: Xác định các liên kết của các kiểu thực thể trong hệ thống quản lý bến xe Khách hàng - Vé (1-n); Vé - Phương tiện (n-1); Đon hàng- Nhà cc(n-l); Đon hàng-Phương tiện (1-n)

d. Thuộc tỉnh

- Thuộc tính là giá trị thể hiện một đặc điểm nào đó của một thực thể hay một liên kết. Mỗi thuộc tính có một tập giá trị gọi là miền giá trị của thuộc tính đó. Ký hiệu miền giá trị của thuộc tính A là D(A).

- Ví dụ: Thực thể SINH VIÊN có các thuộc tính như: Mã sv, tên sv, ngày sinh, giới tính, địa chỉ,...

- Các kiểu thuộc tính :

s Thuộc tính định danh (còn gọi là đinh danh thực thể, đôi khi còn gọi là thuộc tính khoá): Là một hoặc một số thuộc tính mà giá trị của nó cho phép phân biệt các thực thể khác nhau. Một thực thể bao giờ cũng được xác định một thuộc tính định danh làm cơ sở để phân biệt các thể hiện cụ thể của nó. Ví dụ : Số hiệu khách hàng, Mã mặt hàng, Mã sinh viên,...

s Thuộc tính mô tả: Là các thuộc tính mà giá trị của chủng chỉ có tính mô tả cho thực thể hay liên kết mà thôi. Hầu hết các thuộc tính trong một kiểu thực thể đều là mô tả.

Một số thuộc tính mô tả đặc biệt:

♦ Thuộc tính tên gọi là thuộc tính mô tả để chỉ tên các đối tượng thuộc thực thể. Thuộc tính tến gọi để phân biệt các thực thể (tách các thực thể).

♦ Thuộc tính kết nối (thuộc tính khoá ngoài): là thuộc tính chỉ ra mối quan hệ giữa một thực thể đã có và một thực thể trong bảng khác. Thuộc tính kết nối giống thuộc tính mô tả thông thường trong thực thể chứa nó nhưng nó lại là thuộc tính khoá của một thực thể trong bảng khác.

Ví dụ:

Sinh viên Kiểu thực th ả ►Luận văn

M ã sv *

H ọ tên sv

Thuộc tính định danh- -Mã luận văn

uộc tính tên eoi > Tên luận văn

Thuộc tính kết nối

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)