Toàn bộ dữ liệu được nhập, xử lý trên phần mềm Microsoft Office Excel 2010 và SPSS 16.0. Các biến không liên tục được thống kê theo tần suất và tỷ lệ phần trăm. Các biến liên tục được đặc trưng bởi giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Kiểm định Mann-Whitney U được sử dụng với 2 biến liên tục không theo phân phối chuẩn, kiểm định X2 với được sử dụng để so sánh tỷ lệ. Giá trị ROR tương ứng với từng thuốc và khoảng tin cậy 95% được tính toán và hiệu chỉnh theo tuổi, giới và năm báo cáo tính trên nguyên tắc tính tỷ suất chênh OR bằng mô hình phân tích hồi quy logistic trong SPSS 16.0.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ
Sau khi áp dụng quy trình lựa chọn báo cáo case và non-case đã trình bày trên hình 2.1, kết quả thu được như sau:
Hình 3.1: Kết quả quy trình lựa chọn báo cáo case và non-case trong cơ sở dữ liệu báo cáo ADR
Từ 12701 báo cáo tự nguyện lưu trữ tại trung tâm DI & ADR Quốc gia giai đoạn 2010-2013, sau khi loại 609 báo cáo, đã có 1302 báo cáo case (báo cáo phản vệ) và 10790 báo cáo non-case được đưa vào nghiên cứu.
3.1. Đặc điểm báo cáo liên quan đến các trường hợp phản vệ ghi nhận từ hệ thống báo cáo ADR của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2013
12701 báo cáo tự nguyện 609 báo cáo loại khỏi nghiên cứu
68 báo cáo chất lượng thuốc, 8 báo cáo ngộ độc, 3 báo cáo không liên quan đến thuốc 489 báo cáo thiểu một trong các thông tin tuổi/giới/thuốc nghi ngờ/mô tả ADR
41 báo cáo có biểu hiện ADR giống phản vệ nhưng thời gian tiềm tàng kể từ lần dùng thuốc cuối cùng trên 1 ngày hoặc không có thông tin
1302 báo cáo case
205 báo cáo được cán bộ y tế mô tả là sốc phản vệ hoặc phản ứng phản vệ
1097 báo cáo không được mô tả là phản vệ nhưng thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán các trường hợp phản vệ