Những yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản huyện Yên Lạc 1 Thuận lợ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiện trạng nghề nuôi trồng thủy sản tại một số xã của huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc và những yếu tố ảnh hưởng (Trang 25 - 29)

4.3.1. Thuận lợi

- Những năm gần đây nhờ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu đàn cá, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật… chăn nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Yên Lạc có nhiều chuyển biến tích cực cả về diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

-So với trước đây, phương thức thả nuôi đã có chuyển biến từ nuôi quảng canh sang nuôi bán thâm canh và thâm canh theo hình thức chuyên cá hoặc mô hình VAC kết hợp.

- Thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc có thị trường tương đối thuận lợi, ổn định, chủ yếu là thị trường nội địa và các tỉnh lân cận như: Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nội…thuận lợi cho phát triển thuỷ sản theo hướng hàng hoá.

4.3.2. Khó khăn

Điều kiện tự nhiên

- Thời tiết diễn biến bất thường đã ảnh hưởng rất rõ đến nuôi trồng thủy sản. Năm 2010, người nuôi thủy sản ở Yên Lạc đã thất thu nặng do rét đậm kéo dài, cá chết rét hàng loạt.

- Nguồn thức ăn tự nhiên ngày càng khan hiếm, nguồn nước nuôi thủy sản bị ảnh hưởng do môi trường bị ô nhiễm,.

- Nhiều loại dịch bệnh bùng phát và lan tràn cũng một phần do điều kiện thời tiết bất lợi cho các đối tượng nuôi.

Hoạt động của con người

- Năng suất thủy sản chưa cao so với tiềm năng của vùng, nguyên nhân do hình thức nuôi chủ yếu vẫn là quảng canh cải tiến, chưa chú ý đầu tư thức ăn, kỹ thuật nuôi. Phần lớn các hộ tham gia nuôi trồng thuỷ sản chưa quen hình thức nuôi thâm canh, diện tích nhỏ lẻ hạn chế việc áp dụng kỹ thuật. Xây dựng khu nuôi trồng thuỷ sản chưa hoàn chỉnh.

- Trong nuôi trồng thủy sản hiện nay, người nuôi ngày càng sử dụng nhiều loại thuốc, hóa chất, chế phẩm. Ao nuôi và các loài thuỷ sản trong đó liên tục gánh chịu những tác động do thuốc, hoá chất, chế phẩm gây ra.

- Tập quán của người nuôi thủy sản đến nay vẫn còn tồn tại khá phổ biến đó là nuôi thủy sản bằng phân gia súc, gia cầm chưa qua xử lý. Người nuôi trồng thủy sản phải gánh chịu những rủi ro, thiệt hại do mình tự gây ra.

- Người nuôi thủy sản liên tục đối mặt với dịch bệnh liên tục xảy ra

- Diện tích nuôi thủy sản bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa.

- Sự đòi hỏi khắt khe của thị trường về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, về sản phẩm thủy sản sạch

- Cơ chế đấu thầu, thuê, sử dụng diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản chưa hoàn chỉnh, đồng bộ nên người dân không chủ động đầu tư và yên tâm sản xuất. Sản lượng và năng suất nuôi trồng thuỷ sản hàng năm tăng chậm…

- Đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật chuyên ngành thuỷ sản còn thiếu dẫn đến công tác quản lý chất lượng con giống, phòng trị bệnh bị buông lỏng. Kinh phí hoạt động ít, chưa có các dự án mang tính đột phá cho phát triển nuôi trồng thủy sản và Bảo vệ nguồn lợi và giống thủy sản, do đó năng suất còn thấp so với tiềm năng của tỉnh. Đặc biệt, vấn đề quản lý thiết kế, quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản chưa đồng bộ, một số nơi nông dân tự phát đào đắp, thiết kế, diện tích nuôi manh mún, nên nảy sinh những bất cập như: cấp thoát nước, giao thông, điện và vệ sinh môi trường vùng nuôi…

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Yên Lạc là địa phương có nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, tiềm năng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản dồi dào, người dân có nghề nuôi thủy sản lâu đời và giàu kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản.

2. Nuôi trồng thủy sản ở Yên Lạc chủ yếu là nuôi cá, ngoài ra mới phát triên nuôi một số đối tượng có giá trị kinh tế cao, song số lượng còn ít.

3. Nuôi trồng thủy sản ở Yên Lạc vẫn phổ biến các đối tượng nuôi truyền thống, chủ yếu là nuôi bán thâm canh ( quảng canh cải tiến ), tận dụng thức ăn từ tự nhiên và từ trồng trọt. Nuôi thâm canh còn rất hạn chế.

4. Nhiều KTTB được các cơ quan chuyên môn triển khai đến nông dân nhưng tỷ lệ áp dụng còn hạn chế do lý do khách quan và chủ quan.

5. Nuôi trồng thủy sản ở Yên Lạc có nhiều thuận lợi về diện tích mặt nước, thị trường tiêu thụ sản phẩm và kinh nghiệm của nông dân song cũng gặp nhiều fkhos khăn giống như các địa phương khác: thời tiết khí hậu thất thường; ô nhiễm môi trường; ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa, công nghiệp hóa.., khó đạt những yêu cầu sản phẩm an toàn..một số hộ thiếu vốn, chính sách đất đai không ổn định…

5.2. KIẾN NGHỊ

Để nâng cao năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản , trong thời gian tới, ngành thủy sản cần tăng diện tích nuôi thâm canh tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung; khai thác triệt để diện tích, chủ động nguồn nước tưới tiêu trong nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh theo hình thức thâm canh và thâm canh cao theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, đưa các giống thủy sản mới có năng suất, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao vào nuôi ở các vùng có điều kiện phát triển nuôi thâm canh hàng hóa theo hướng chuyên canh, VAC kết hợp, nuôi sinh thái;

Khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất theo hình thức cộng đồng như HTX, các Chi hội nghề cá, nhóm hộ cùng sở thích để xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thực hiện quy trình sản xuất giống, du nhập giống có chất lượng cao, sạch bệnh vào nuôi; giám sát công tác vệ sinh môi trường, phòng bệnh, con giống, thức ăn, thuốc thú y, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản... góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiện trạng nghề nuôi trồng thủy sản tại một số xã của huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc và những yếu tố ảnh hưởng (Trang 25 - 29)