Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhận thức về xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh (tt) (Trang 36 - 37)

thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Bao gồm, các chính sách hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước; chính sách hỗ trợ tín dụng; cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư; hoàn thiện hệ thống chỉ đạo, điều hành, quản lý thực hiện Chương trình từ tỉnh đến cơ sở (thôn)...

4.2.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhận thức về xây dựng nông thônmới mới

Trong đó, chú trọng tuyên truyền các vấn đề: vai trò chủ thể của người dân; việc thu hút nguồn lực; quy hoạch; cách thức phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn; vấn đề bảo vệ, cải tạo môi trường sinh thái nông thôn; cách thức lôi cuốn, tạo môi trường hấp dẫn doanh nghiệp về nông nghiệp, nông thôn... Từ thực trạng đó cho thấy phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động làm cho mọi cán bộ, đảng viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân (nhất là khu vực nông thôn) hiểu đầy đủ hơn về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mớiđể tự giác tham gia, đóng góp tích cực vào chương trình...

KẾT LUẬN

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao mức sống của cư dân ở nông thôn.Để thực hiện chủ trương này, tỉnh Bắc Ninh đã kịp thời cụ thể hóa trong những văn bản nhất định. Kết quả bước đầu của việc triển khai phong trào xây dựng nông thôn mới đã đạt được những kết quả như: kinh tế tăng trưởng, hệ thống kết cấu hạ tầng - xã hội được cải thiện, nâng cấp, thu nhập bình quân đạt tỷ lệ cao, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao. Trong đó, luận án đã tiếp cận, làm rõ một số nội dung:

1. Khái niệm xây dựng nông thôn mới, đặc điểm của nông thôn mới, yêu cầu xây dựng nông thôn mới, các tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng, kinh nghiệm của một số nước và địa phương trong thực hiện xây dựng nông thôn mới...

2. Bức tranh tổng thể về quá trình triển khai, thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh đã được phân tích khái quát. Thực tế quá trình xây dựng nông thôn mới ở Bắc Ninh đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, xây dựng nông thôn mới ở Bắc Ninh còn những tồn tại, khó khăn chủ yếu liên quan đến việc thực hiện các tiêu chí về phát triển sản xuất. Nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố khách quan và chủ quan.

3. Căn cứ vào điều kiện thực tế của tỉnh Bắc Ninh trong xây dựng nông thôn mới, các nhóm giải pháp được đề xuất nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, về nội dung, ý nghĩa, cách thức, vai trò của người dân... đẩy mạnh các hình thức liên kết, tổ chức sản xuất kinh doanh; tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn...

Quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta được bắt đầu từ khá lâu. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được đặt ra một cách toàn diện. Để có thể xây dựng được nông thôn mới với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đòi hỏi phải có những giải pháp tổng thể mang tính chiến lược lâu dài; đồng thời, phải có sự chung tay, nỗ lực của các ngành, các cấp, các chủ thể, đặc biệt là vai trò của người dân để chương trình có hiệu quả, có ý nghĩa thực sự với cuộc sống của người dân nông thôn.

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh (tt) (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)