- Nhóm nòng cốt là những người đại diện cho các thành phần khác nhau trong CĐ. Thành viên nhóm nồng cốt có thể là người dân bình thường, hoặc người trong lĩnh vực sức khỏe, y tế, giáo dục, luật hoặc tôn giáo, tình nguyện, truyền thông, hoặc chính quyền,… Nhóm nòng cốt cũng đại diện
cho những mong muốn, cuộc sống và kinh nghiệm của người dân trong CĐ. Ví dụ: làm việc với công nhân thì nên có đại diện là công nhân, vì chỉ có họ
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang37
mới nói lên được một cách rõ ràng, tốt nhất về đời sống của họ như thế nào, và họ đã làm gì trong CĐ.
- Thành phần và số lượng nhóm linh động, không cố định. Có thể từ 3 - 5 người. Nhóm nòng cốt có thể giúp chúng ta thấy được vấn đề gì đang xảy ra trong CĐ, đặc biệt là nhóm này giúp chúng ta hoạt động. Nhóm nòng cốt có thể làm việc với nhiều CĐ khác nhau. Ví dụ, một nhóm nòng cốt bao gồm 5 người, đến từ 5 lĩnh vực khác nhau, thì họ sẽ giúp chúng ta có mối liên hệ với các tổ chức khác nhau trong CĐ.
- Khi có nhóm nồng cốt thì sẽ tiết kiệm thời gian, nhóm sẽ có vai trò đại diện làm việc với hệ thống lãnh đạo chính thức và truyền tải nội dung cho CĐ đều biết. Cần lựa chọn cẩn thận người đại diện của các thành phần, để hình thành nhóm nòng cốt. Khi đã hình thành thì phải đặt niềm tin vào nhóm.
- Sau khi hình thành nhóm nòng cốt thì phải huấn luyện cho họ cách lập kế hoạch, tổ chức, đồng thời tư vấn cho họ để đảm bảo sự tham gia của mọi thành viên trong nhóm.
- Nhóm cũng cần được sự công nhận chính thức của chính quyền địa phương để dễ dàng hoạt động. Nhóm nòng cốt cũng sẽ là cầu nối đưa thông tin từ CĐ đến lãnh đạo chính quyền địa phương và các lĩnh vực khác.