Báo cáo thực tập nhà máy bia HN-HD 2010 Đường kính ngoài: 4300 mm.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công ty cổ phần bia Hà Nội - Hải Dương (Trang 28 - 33)

- Chóp trên: 707 mm. - Đáy dưới lọc: 400 mm. - Ống thoát hơi: 6000 mm. - Chiều cao cánh đảo: 1322 mm. - Áp suất làm việc tối đa: 4 kg/cm2. - Áp suất chịu tối đa: 8kh/cm2 - Nhiệt độ: < 2000C Nguyên tắc hoạt động

Sau quá trình đường hoá, dịch đường lẫn bã được bơm sang nồi lọc theo đường ống (14). Bã được giữ bên trên lưới lọc còn dịch đường trong chảy qua lưới lọc và được bơm đi theo đường ống (11). Cánh đảo bã quay nhờ động cơ (12). Để tách hết dịch đường còn trong bã ta cho nước rửa bã vào trong nồi theo đường ống (1), qua hệ thống phun, nước rửa bã sẽ

phun đều khắp nồi. Bã được tháo ra theo đường ống (13).Nước vệ sinh theo đường ống qua quả cầu vệ sinh (2) phun từ trên xuống để vệ sinh phần nồi phía trên lưới lọc.

Quy trình vận hành

Ban đầu bơm 350 lít nước nóng 780C vào nồi lọc. Hạ thấp cánh đảo và bắt đầu quay.

Bơm dịch đường có nhiệt độ 780C từ nồi đường hoá vào, quá trình bơm tiến hành trong khoảng 15’. Trong thời gian nay, cánh đảo vẫn hoạt động ở vị trí thấp để đảo đều lớp bã trong nồi.

Báo cáo thực tập nhà máy bia HN-HD 2010

đưa cánh đảo lên vị trí cao để tiến hành ủ trong 10 phút. Đây là thời gian hình thành lớp lọc trong nồi.

Tháo van xả dịch ở độ mở thấp. Dịch đường lúc này rất đục ta tiến hành hồi lưu trở lại nồi tới khi dịch đường trong. Thường thì lượng hồi lưu là 500 lít thì dịch đường trong.

Khi dịch đã trong, điều chỉnh độ mở của van cho phù hợp để tốc độ

lấy dịch nằm trong giới hạn cho phép. Thời gian rút dịch là khoảng 1h. Khi dịch trong nồi đã rút hết, ta tiến hành rửa bã. Rửa làm 3 lần, mỗi lần khoảng 4 m3 nước nóng. Nhiệt độ nước rửa là 780C. Cuối mỗi lần bơm nước rửa bã, hạ thấp hệ thống cánh đảo và cho quay 5-6 vòng thì dừng và đưa lên cao. Sau đó cũng ủ trong 10 phút rồi rút nước xả bã. Các lần rửa bã lặp lại tương tự nhau.

Cuối cùng tháo van xả bã, hạ thấp độ cao và cho cánh đảo hoạt động để cào bã xuống dưới. Bã được vít tải chuyển đến bình đựng bã rồi được chuyển đi nơi khác.

Kiểm tra kĩ thuật:

Nước rửa bã có độ đường 0,3 – 0,5 BX thì kết thúc quá trình rửa bã.

d. Nấu hoa

Mục đích : Trích ly chất đắng, tinh dầu thơm, polyphenol và các thành

phần khác của hoa houblon vào dịch đường để tạo thành những tính chất cảm quan đặc trưng của bia sau này

Thiết bị :

SVTH: Nguyễn Văn Linh

Báo cáo thực tập nhà máy bia HN-HD 2010

Nguyên tắc hoạt động

Dịch sau khi lọc được bơm vào nồi, khi dịch ngập bộ gia nhiệt trung tâm (1), hơi được cấp vào theo đường ống (13), nước ngưng ra theo đường ống (14). Chụp chắn phía trên có tác dụng ngăn không cho dịch trào quá mức khi sôi đồng thời tạo dòng chuyển động cho khối dịch giúp cho việc trao đổi nhiệt tốt hơn. Hoa houblon được cho vào nồi qua cửa (6). Nước vệ sinh theo đường ống (2) phun vào trong nồi qua 3 quả cầu vệ sinh.

Nguyên liệu:

Bia chai Hà Nội :

Báo cáo thực tập nhà máy bia HN-HD 2010

Đường 400 kg hòa tan với nước 70-800C Hoa và cao hoa 10%: 1,9 kg (cho hoa lần 1)

Hoa Tiệp 8% :4kg, hoa Đức 8%:2kg (cho hoa lần 2) Hoa Tiệp thơm 2.5%:0.8kg (cho lần 3)

Bia hơi Hải Dương :

Dịch đường sau khi lọc có nhiệt độ 780C Đường 400 kg hòa tan với nước 70-800C

Cao hoa 30% 1.5kg;hoa 9.2% 2.1kg (cho lần 1) Hoa 8.5% 1.5kg; hoa 8% 1kg (cho lần 2)

Quy trình nấu với hoa houblon:

Bia chai Hà Nội:

- Bơm dịch lọc vào nồi hoa, tới khi ngập bộ gia nhiệt (khoảng 14- 15m3) thì mở van hơi để bắt đầu cấp hơi cho nồi. Làm vậy để đảm bảo nhiệt độ dịch đường không thấp quá (luôn > 700C) tránh hiện tượng oxy hoá, đồng thời cũng không tăng quá cao sẽ có hiện tượng caramel làm sẫm màu quá mức mong muốn.

- Cần đảm bảo tốc độ bơm dịch vào nồi hoa sao cho khi quá trình lọc kết thúc (dịch đường bơm vào vừa hết) cũng là lúc hỗn hợp trong nồi hoa đạt nhiệt độ sôi. Nhiệt độ sôi của dịch đường houblon hoá khoảng 101.80C.

-Bố sung 400 kg đường đã hòa tan với nước nóng. - Bổ sung hoa houblon:

. Cho hoa lần 1: Khi dịch bắt đầu sôi ta bổ sung hoa và cao hoa 10%: 1,9 kg

SVTH: Nguyễn Văn Linh

Báo cáo thực tập nhà máy bia HN-HD 2010

. Cho hoa lần 2: Sau khi sôi khoảng 30 phút thì bổ sung hoa viên Tiệp 8% :4kg, hoa viên Đức 8%:2kg

. Cho hoa lần 3: Trước khi quá trình sôi kết thúc khoảng 5 phút ta bổ

sung hoa Tiệp thơm 2.5%:0.8kg (cho lần 3) và khoảng 0.5kg caramel để

điều chỉnh màu.

. Trong suốt quá trình từ khi sôi thì hơi phải được cấp liên lục đảm bảo sôi liên tục, nhiệt độ sôi khoảng 101,8°C.

- Kết thúc quá trình nấu hoa, đóng van hơi và bơm dịch sang nồi lắng để tách bã hoa.

- Tổng thời gian từ lúc hoa sôi đến khi kết thúc là 60 phút. Bia hơi Hải Dương:

Cách tiến hành cũng tương tự như nấu hoa của bia chai HN,nhưng đối với bia hơi Hải Dương,chỉ cho hoa vào 2 lần,lần 1 trước bắt đầu sôi và lần 2 sau khi sôi 30 phút.

Lưu ý : cho caramel với lượng thích hợp vào thời điểm 5 phút trước khi kết thúc quá trình nấu hoa để tạo màu cho bia thành phẩm

e. Lắng dịch đường houblon hoá

Mục đích

Lắng dịch đường houblon hoá nhằm tách bỏ phần bã ra khỏi dịch đường, tránh bia sau này bị đục. Phần bã bao gồm bã hoa và các chất kết tủa, chủ yếu là protein.

Việc lắng trong dịch đường houblon hoá được thực hiện trong nồi lắng xoáy.

Báo cáo thực tập nhà máy bia HN-HD 2010 Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nồi lắng xoáy

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công ty cổ phần bia Hà Nội - Hải Dương (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w