Cẩm nang Kinh doanh hợp pháp—Bảng đánh giá thực trạng nguồn gốc gỗ
Số lựa chọn
5
4
Mô tả
Nguồn gốc gỗ không rõ ràng hoặc không có thông tin chính xác.
Quốc gia này không có hệ thống pháp lý mạnh và hiệu quả, thiếu năng lực (cả về nguồn lực con người và cơ sở vật chất) so với diện tích tài nguyên rừng trên lãnh thổ quốc gia đó. Hệ thống quản lý và các cơ quan chuyên trách yếu và tham nhũng. Tính minh bạch công khai của các hoạt động quản lý rừng và ngành lâm nghiệp hầu như không có. Ví dụ, các quốc gia có khoảng hơn 30% lâm sản được xét vào diện đáng nghi ngờ về tính hợp pháp (Bảng 1) gồm Estonia, Cameroon, Equatorial Guinea, Gabon, Liberia,Ghana, Indonesia, Papua New Guinea, China, Peru, Ecuador. (Đây là danh sách chưa đầy đủ)
Quốc gia này có hệ thống pháp lý tương đối thiếu hiệu quả, thiếu năng lực (cả về nguồn lực con người và cơ sở vật chất) so với diện tích tài nguyên rừng trên lãnh thổ quốc gia đó. Hệ thống quản lý và các cơ quan chuyên trách có thể bị thao túng để che đậy nguồn gốc thực của gỗ. Tính minh bạch của các hoạt động quản lý rừng và ngành lâm nghiệp rất hạn chế. Ví dụ, các quốc gia có khoảng hơn 15-29% lâm sản được xét vào diện đáng nghi ngờ về tính hợp pháp (Bảng 1) gồm : Nga , Latvia, Malaysia. (Đây là danh sách chưa đầy đủ)
Quốc gia này có hệ thống pháp lý tương đối hiệu quả, có năng lực (cả về nguồn lực con người và cơ sở vật chất) để kiểm soát lâm tặc. Hệ thống quản lý và các cơ quan chuyên trách hoạt động rất hiệu quả. Khi lâm tặc bị bắt, các hoạt động pháp lý xét xửđược tiến hành rất minh bạch và hợp lý.
Quốc gia này có hệ thống pháp lý rất mạnh và hiệu quả, đủ năng lực (cả về nguồn lực con người và cơ sở vật chất) để kiểm soát toàn bộ các hoạt động phạm pháp liên quan đến rừng. Hệ thống quản lý và các cơ quan chuyên trách hoạt động trung thực và công khai. Các hoạt động quản lý liên quan đến rừng và ngành lâm nghiệp rất minh bạch và nghiêm túc.
Chọn [X]
3
2
1