Về bộ máy giúp việc của Đoàn đại biểu Quốc hội

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý và hoạt động của đoàn đại biểu quốc hội - qua thực tiễn tỉnh Bắc Giang (Trang 90 - 96)

Tiếp tục nghiên cứu kiện toàn bộ máy tham mưu , giúp việc Đoàn đa ̣i biểu Quốc hội các tỉnh , thành phố theo hướng tăng tính chuyên nghiệp , tinh thông, ổn định và hiệu quả.

Bộ máy tham mưu giúp việc cho Đoàn đại biểu Quốc hội thiếu ổn định về mô hình tổ chức, nhân sự còn ít, chưa đáp ứng tốt nhất cho công tác tham mưu, phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội. Việc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XI ban hành Nghị quyết 416/2003/NQ-UBTVQH11 về thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội là bước đổi mới quan trọng để xây dựng bộ máy giúp việc mạnh, hoàn chỉnh. Tuy nhiên, khi chưa có tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 416/2003/NQ-UBTVQH11 thì Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội đã sáp nhập vào Văn phòng chung là Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân theo Nghị quyết 545/2007/UBTVQH12. Việc sáp nhập mang tính chất cơ học, chẳng những không tinh giảm được đầu mối, bộ máy, mà còn bộc lộ rất nhiều vướng mắc, bất cập như Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khoá XII đã đánh giá:

Thực tế cho thấy chất lượng , hiệu quả công tác tham mưu , phục vụ của Văn phòng Đoàn đa ̣i biểu Quốc hô ̣i và Hô ̣i đồng nhân dân vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và xét về mặt pháp lý bộ máy dân cử, mô hình tổ chức văn phòng chung này đã hạn chế vai trò tham mưu, giúp việc cho Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội với tư cách là đại biểu của cả nước hoạt động tại địa phương; đội ngũ cán bộ còn thiếu, nhất là ở bộ phận công tác đại biểu Quốc hội; chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức trong Văn phòng chưa thống nhất… [25].

Với thực trạng tổ chức và hoạt động cũng như những khó khăn, vướng mắc của Văn phòng hiện nay, cần có những giải pháp tổng hợp, tác động đến tất cả những khâu, những lĩnh vực đang gây ách tắc trong vận hành của bộ máy Văn phòng cơ quan dân cử ở mỗi địa phương cũng như toàn quốc. Do vậy, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cần sớm nghiên cứu, sửa đổi nghị quyết về Tổ chức bộ máy văn phòng theo hướng thống nhất, đồng bộ trong toàn quốc; tạo cơ chế về chính sách thu hút nhân lực cũng như các điều kiện bảo đảm để cán bộ, chuyên viên yên tâm công tác và cống hiến lâu dài trong cơ quan Văn phòng. Đồng thời, có cơ chế để lựa chọn và tuyển dụng được những chuyên viên có chất lượng từ các cơ quan khác để bổ sung số lượng chuyên viên làm công tác tham mưu. Số lượng biên chế đội ngũ chuyên viên ở các phòng tham mưu, tổng hợp, giúp việc cho các ban từ 3 - 5 người với cơ cấu đúng chuyên ngành đào tạo và có kinh nghiệm thực tiễn. Quan tâm bồi dưỡng, thường xuyên nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên viên giúp việc; đồng thời kết hợp hài hòa phương pháp làm việc, tham mưu theo chức năng với phương pháp trực tuyến, trong đó ưu tiên phương pháp làm việc trực tuyến đối với các lãnh đạo.

KẾT LUẬN

Thực tế cho thấy, Quốc hội hoạt động ngày càng có hiệu quả và thực quyền hơn. Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Quốc hội hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự nhiệt tình, nhiệt huyết của mỗi đại biểu Quốc hội, phụ thuộc vào sự hiệu quả của các "công xưởng" của Quốc hội - đó là Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội.

Như trên đã phân tích, Đoàn đại biểu Quốc hội tuy chưa phải là một cơ quan của Quốc hội nhưng là một hình thức tổ chức thích hợp để phục vụ Đại biểu Quốc hội trong và ngoài kỳ họp. Thông qua tính chất đầu mối của Đoàn mà hoạt động mà hoạt động của Đại biểu Quốc hội được phát huy, mở rộng quan hệ với cử tri, đồng thời tạo điều kiện để các đại biểu hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu. Tổ chức và hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội không làm hạn chế quyền của đại biểu. Trong điều kiện hoạt động kiêm nhiệm, trình độ, vị trí công tác giữa các đại biểu không đồng đều, nếu không có hình thức Đoàn đại biểu Quốc hội thì hoạt động của đại biểu không chuyên trách ở địa phương, cơ sở sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành về Đoàn đại biểu Quốc hội và thực tiễn hoạt động của Đoàn, để Đoàn đại biểu Quốc hội thực sự là cầu nối giữa các đại biểu với nhau, giữa đại biểu với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan, ban ngành khác, cần làm tốt các giải pháp như: Tăng số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách , giảm đại biểu trong các cơ quan thuô ̣c bộ máy hành chính và tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội là các nhà khoa

học có trình độ, năng lực và có điều kiện hoạt động Quốc hội. Có cơ chế thích hợp để đại biểu Quốc hội thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đại biểu cho nhân dân ở địa phương. Cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội, Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội. Tiếp tục nghiên cứu kiện toàn bộ máy tham mưu, giúp việc Đoàn đa ̣i biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố theo hướng tăng tính chuyên nghiê ̣p, tinh thông, ổn định và hiệu quả.

Tóm lại, cần khẳng định, trong điều kiện hiện nay, mô hình tổ chức Đoàn đại biểu Quốc hội là tương đối phù hợp, bảo đảm tiến hành các hoạt động của đại biểu Quốc hội tại địa phương và các kỳ họp Quốc hội… Thông qua Đoàn, hoạt động của đại biểu Quốc hội được phát huy, mở rộng quan hệ với cử tri, đồng thời tạo điều kiện để các đại biểu Quốc hội hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, Đoàn đại biểu Quốc hội chỉ nên là một tổ chức giúp đại biểu Quốc hội hoạt động để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, Đoàn không nên làm thay các hoạt động của đại biểu. Đại biểu không nên nhân danh Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện quyền chất vấn, quyền yêu cầu trả lời những vấn đề mà đại biểu quan tâm. Bởi theo quy định thì đó là các quyền cá nhân của đại biểu Quốc hội. Và có quy định như vậy thì các quyền cá nhân của đại biểu mới được phát huy tối đa. Đó là điều quan trọng để có một Quốc hội thực sự dân chủ và hiệu quả./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Dung (2007), Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia

3. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia

4. Đảng cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Khóa XI, Nxb Chính trị Quốc gia

5. Đoàn đại biểu Quốc hội Bắc Giang (2007), Báo cáo số 22/BC-ĐGS ngày 30/10/2007 về kết quả giám sát việc thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hiệp Hòa và thành phố Bắc Giang.

6. Đoàn đại biểu Quốc hội Bắc Giang (2008), Báo cáo số 42/BC-ĐGS ngày 21/4/2008 về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

7. Đoàn đại biểu Quốc hội Bắc Giang (2010), Báo cáo số 106/BC-ĐGS ngày 05/5/2010 về kết quả giám sát việc thực hiện xóa đói giảm nghèo qua Chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010); việc quản lý lồng ghép các chương trình mục tiêu Quốc gia và các dự án liên quan trực tiếp đến xóa đói giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

8. Đoàn đại biểu Quốc hội Bắc Giang (2011), Kỷ yếu hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang Nhiệm kỳ 2007 - 2011, Bắc Giang 9. Jean – Jacquens Rousseau (1992), Bàn về khế ước xã hội, Nxb TP. Hồ

10. Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội (2012), Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 - Những vấn đễ lý luận và thực tiễn (Tập 1. Những vấn đề chung về Hiến pháp và Bộ máy Nhà nước), Nxb Hồng Đức.

11. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Nxb Giáo dục 12. Quốc hội (1946), Hiến pháp 1946, Hà Nội.

13. Quốc hội (1959), Hiến pháp 1959, Hà Nội.

14. Quốc hội (1960), Luật tổ chức Quốc hội 1960, Hà Nội 15. Quốc hội (1980), Hiến pháp 1980, Hà Nội.

16. Quốc hội (1981), Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước 1981, Hà Nội. 17. Quốc hội (1992), Hiến pháp 1992, Hà Nội.

18. Quốc hội (1992), Luật tổ chức Quốc hội năm 1992, Hà Nội.

19. Quốc hội (1997), Báo cáo công tác của Quốc hội nhiệm kỳ khóa IX (1992-1997), Hà Nội

20. Quốc hội (2001), Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001, Hà Nội 21. Quốc hội (2001), Luật tổ chức Quốc hội, Hà Nội.

22. Quốc hội (2002), Nghị quyết số 08/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2012 của Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội, Hà Nội.

23. Quốc hội (2003), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Hà Nội.

24. Quốc hội (2007), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội năm, Hà Nội.

25. Quốc hội (2011), Báo cáo tổng hoạt động của Quốc hội nhiệm kỳ Khóa XII (2007 - 2011), Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26. Quốc hội (2012), Nghị Quyết số 27/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội, Hà Nội.

28. Văn phòng Quốc hội (2000), Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946 - 1960, Nxb Chính trị Quốc gia.

29. Văn phòng Quốc hội (2003), Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946 - 1976, Nxb Chính trị Quốc gia

30. Văn phòng Quốc hội (2005), Quốc hội Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn – Nxb Tư pháp

31. Văn phòng quốc hội (2012), Tuyển tập các hiến pháp trên thế giới, tập 1,

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý và hoạt động của đoàn đại biểu quốc hội - qua thực tiễn tỉnh Bắc Giang (Trang 90 - 96)